Thế giới búp bê Nhật Bản

Nếu đi bộ xuống Đại lộ số 8 ở New York, gần Madison Square Gardens, bạn sẽ có thể tình cờ nhìn thấy những con búp bê Nhật Bản được bày trí trong kệ trưng bày của khách sạn. Sau lớp cửa kính, trước những tấm áp phích quảng cáo các vở kịch “Miss Saigon”, “Những người khốn khổ”, “Rent” và các buổi diễn Broadway nổi tiếng khác, được bao quanh bởi các bức tượng Nữ thần Tự do thu nhỏ bằng nhựa đúc. Chúng dường như bước ra từ trong một thế giới khác, lạ lẫm hơn những người “hàng xóm” là những món đồ chơi từ văn hoá bản địa Châu Mỹ.

Những con búp bê Nhật Bản thường được sản xuất “nhái” đại trà, và là món đồ trang trí rất được ưa chuộng vì vẻ ngoại lai.

Những con búp bê mô tả những thiếu nữ xinh đẹp trong tư thế truyền thống của Nhật Bản. Một số cầm quạt, số khác cầm sáo, dù hoặc cành hoa, là những phụ kiện tinh tế cho phong cách búp bê bijin-ningyo. Có phải họ đang bán ningyo ở một góc phố Manhattan không? Khi xem xét kỹ hơn, những con búp bê rõ ràng quá “tân thời”. Các loại vải có độ bóng gần giống với polyester hơn là lụa. Các khuôn mặt trắng có phần xỉn màu, trông giống như nhựa hơn là gofun truyền thống. Có du khách bước vào trong và hỏi người bán hàng những con búp bê đến từ đâu: “Có phải chúng là búp bê Nhật Bản không?” Người bán đáp cộc lốc: “Không, Trung Quốc.” Búp bê Nhật Bản được sản xuất tại Trung Quốc và được bán trong các cửa hàng du lịch ở Manhattan! Thật ngạc nhiên khi mức độ phổ biến và tính biểu tượng của búp bê Nhật Bản đã tăng đến mức này.

Búp bê Nhật truyền thống không chỉ là món đồ chơi, mà còn là vật trang trí quý giá.

Sưu tầm búp bê là một trong những trò tiêu khiển phổ biến nhất ở phương Tây. Đại đa số các nhà sưu tầm tập trung vào dòng búp bê đến từ nền văn hóa của nước họ, những con búp bê gợi cho họ những ký ức, những hoài niệm về thời thơ ấu đã qua, hoặc các phong cách mới nổi đang tạo cơn sốt. Về mặt kinh tế, hoạt động sưu tầm búp bê cổ ở Mỹ chiếm hàng chục triệu USD mỗi năm. Đây chắc chắn là thị trường kinh doanh lớn. Các nhà đấu giá trên khắp đất nước, như Theriaults và Withington, thường xuyên tổ chức các buổi đấu giá búp bê. Búp bê cũng là chủ đề xuất bản cho rất nhiều tạp chí. Các câu lạc bộ búp bê có mặt ở mọi tiểu bang, nơi các thành viên tụ họp để chia sẻ bộ sưu tập quý giá của họ.

Trong khi các loại búp bê cổ điển vào giữa thế kỉ XIX như búp bê parian và búp bê Trung Quốc, búp bê bisque Pháp của các nhà sản xuất như Thuillier, Halopeau và Albert Marque (mà quần áo của chúng được thiết kế đặc biệt bởi Margaines-Lacroix) tiếp tục lập kỷ lục đấu giá, thì phong cách hiện đại từ Beanie Babies đến Madame Alexander đang hình thành tiêu chuẩn cho các bộ sưu tập mới. Nhưng búp bê Nhật Bản, cho dù chúng hiện diện trong nhiều ngôi nhà trên khắp đất nước và ngay cả khi là trên kệ trưng bày ở Manhattan vẫn được coi là kỳ lạ, chưa thật sự phổ biến. Các ấn phẩm dành riêng cho ningyo bằng các ngôn ngữ phương Tây rất khan hiếm. Thông tin bị hạn chế và thường bị phân mảnh hoặc không chính xác. Có rất nhiều loại búp bê Nhật khác nhau trong văn hoá truyền thống.
Búp bê trẻ em phiên bản bé trai thường được gọi là Gogatsu Ningyo, là một phần trang trí của lễ hội Bé Trai Tango-no-Sekku tổ chức vào ngày 5/5.
Kyo Ningyo là loại búp bê thủ công của vùng Kyoto. Loại búp bê này có độ chế tác vô cùng tinh xảo và phức tạp, đến mức mỗi bộ phận của búp bê sẽ được một nghệ nhân làm ra, rồi mới ghép lại thành sản phẩm cuối. Mỗi con búp bê Kyo Ningyo có giá khá mắc, và thường được lưu truyền qua nhiều thế hệ gia đình.
Nhữung con búp bê gỗ kokeshi thì lại có hình dáng tối giản, và chính sự giản đơn làm nên nét đáng yêu của loại búp bê này. Kokeshi thường được chọn làm quà lưu niệm của các du khách.
Bunraku là loại búp bê chuyên dùng để biểu diễn xiếc rối. Những con búp bê này thường chỉ có phần đầu, tay, và chân, còn phần thân được gắn vào công cụ điều khiển rối. Bunraku được làm tỉ mỉ phần đầu để tạo ra nhiều biểu cảm nhất cho nhân vật rối.
Cùng với những bộ phim hoạt hình Nhật, búp bê Daruma cũng dần phổ biến. Daruma được làm theo hình dáng mô phỏng của Bồ Đề Đạt Ma, người sáng lập Phật Thiền. Daruma được mua vào ngày đầu năm mới, và là một hình thức “minh chứng” cho quyết tâm hay ước vọng của một người. Khi bắt đầu nguyện vọng, người chủ nhân sẽ vễ cho Daruma chỉ một bên mắt, và chỉ vẽ nốt mắt còn lại khi hoàn thành việc đó.
Oiran là tên gọi những con búp bê xinh đẹp mang vẻ ngoài mô phỏng oiran (cấp thấp hơn của Geisha, thường phải kiêm cả việc bán thân) thời xưa.

Nhiều người có thể quen với việc ngắm búp bê bijin-ningyo hoặc ichimatsu bằng mắt thường, nhưng ít người biết nhiều về lịch sử, vai trò thực sự của chúng trong văn hóa Nhật Bản hoặc sự đa dạng của chúng trong một danh mục búp bê Nhật Bản còn nhiều hơn như vậy. Tất cả những điều này khiến các nhà sưu tập quan tâm đến búp bê Nhật Bản cổ khó đưa ra quyết định sáng suốt. Japanese Dolls được biên soạn nhằm nâng cao mức độ hiểu biết chung về búp bê Nhật Bản cổ, được gọi là ningyo; để giúp những người muốn sưu tầm chúng tìm hiểu thêm về các loại ningyo truyền thống được sản xuất tại Nhật Bản và cung cấp hình ảnh minh họa về những con búp bê bậc nhất. Xuyên suốt cuốn sách, ta cũng sẽ khám phá một chút lịch sử của việc sưu tầm những thứ tuyệt đẹp này. Như những người sưu tập đầu tiên là ai? Họ đã thu thập những gì? Những mảnh ghép đó ngày nay ở đâu? Cuốn sách còn đưa ra những lời khuyên chung về việc chăm sóc và bảo quản búp bê ningyo, cùng với một số gợi ý về nơi ngắm và mua búp bê Nhật cổ chất lượng.