10 cuốn sách NON_FICTIONS lí giải những khía cạnh thú vị của cuộc sống.

Không biết bạn có giống như mình, có một sự cố chấp kì lạ với việc đọc sách NON-FICTIONS? Dù fiction cho ta “sống” nhiều cuộc đời, mình vẫn luôn cảm thấy chính những quyển sách phi-hư-cấu mới đem ta du hành tới những nơi rộng lớn và kì lạ của thế giới này. Và 10 cuốn sách lọc chọn dưới đây có thể giúp bạn short-listed lại những quyển sách non-fiction chủ đề khoa học tự nhiên và xã hội:

1. TWISTED BY EMMA DABIRI

Tóc chắc hẳn là chủ đề lạ lùng nhất mà bát kỳ ai có thể chọn để làm đề tài viết sách. Nhưng Dabiri đã dành trọn cuốn sách này để nói về màu tóc có tỉ lệ người sỏ hữu nhiều nhất thế giới: tóc đen. Bạn sẽ được học hỏi thêm vè lịch sử các sản phẩm dành cho tóc đen, hình ảnh của màu tóc này trong văn hoá đại chúng, trong các nền văn hoá châu Phi cổ đại (như người Ai Cập), thông qua đó khiến mái tóc đen trở thành một biểu tượng tự chủ cơ thể, chống lại nạn phân biệt chủng tộc, và phân tầng văn hoá. Một cuốn sách được nghiên cứu phong phú và mang đậm văn hoá cá nhân, đồng thời có cả sự tôn vinh và phê phán xã hội đan xem trong đó.

2. GODS, WASPS AND STRANGLERS BY MIKE SHANAHAN

Có câu tục ngữ “nằm chờ sung rụng”, không chỉ nói về sự lười biếng, mà còn nhấn mạnh sự sai trĩu của quả sung. Quả sung hay quả vả là biểu tượng của sự sung túc, đông con cháu, hay sự phồn vinh trong nhiều nền văn hoá. Thậm chí, với cuốn sách của Shanahan, chúng ta còn biết được quả sung đóng vai trò quan trọng trong phát triển văn hoá, tôn giáo và thần thoại của nhiều quốc gia. Người ta còn quan sát và đưa ra kết luận, cây sung chính là “đất mẹ” của loài ong bắp cày, loại con trùng biểu tượng của nhiều truyền thuyết. Loại quả này đóng vai trò cốt cán trong sự phát triển của rừng nhiệt đới, vai trò trong các nghi thức và thậm chí là sản phẩm xuất khẩu cốt yếu của nhiều nền kinh tế. 

3. THE ALCHEMY OF US BY AINISSA RAMIREZ

Vật liệu phân hoá xã hội con người và giai cấp, đồng thời cũng nâng tầm của nhân loại lên. Vì thế mà lịch sử của chúng ta được phân loại thành các giai đoạn đặt tên theo đồ đá, đồ đồng, hay đồ sắt. Qua tám phát minh thông thường, từ đồng hồ và bóng đèn đến chip silicon và đĩa cứng, Ramirez đã dẫn dắt độc giả đi qua sự phát triển của vật liệu trong ngàn năm lịch sử, và cách mà những vật liệu này định hình cuộc sống của con người.

4. A NATURAL HISTORY OF RAIN BY CYNTHIA BARNETT

Có người thích mưa, có người ghét sự ẩm ướt của nó. Nhưng có một thứ chúng: không ai có thể sống nếu thiếu mưa. Ngoài việc cung cấp lượng nước ngọt, nuôi sống cả con người và toàn bộ thế giới này, mưa còn có vai trò gì? Đâu là mối tương quan chưa nhận biết được giữa những vùng mưa lũ và những khu vực hạn hán cháy rừng triền miên? Ai là người phát minh ra áo mưa? Cynthia Barnet sẽ kể cho bạn nghe về câu chuyện kéo dài tỉ năm của những cơn mưa, với sự kết hợp từ kiến thức đáng nể của tác giả trong lịch sử văn hóa và môi trường, thời tiết, nghệ thuật, nông nghiệp, địa lý, v.v.

5. VANISHING FLEECE BY CLARA PARKES

Có bao giờ bạn tò mò về quy trình chế tạo của một thứ gì đó rồi cố đi tìm hiểu bằng được không? Với Clara Parkes, quyển sách này là một bản nhật ký hành trình như thế đó. Vốn là một người làm việc trong ngành may mặc và giám định sợi (vải vóc), Parkes quyết định đi tìm hiểu quy trình làm ra sợi, bắt đầu bằng việc mua một kiện lông cừu nặng 675 pound từ một trang trại ở ngoại ô New York và ghi lại từng bước trong quá trình biến nó thành sợi có thể sử dụng được. Rồi cô đến thăm trang trại cừu, nhà máy sơ chế lông, xưởng nhộm và các xưởng dệt bằng ta để phỏng vấn từ nông dân, chủ trang trại, chủ nhà máy, nghệ nhân dệt, thợ nhuộm tới người bán. Quả là một người có lòng học hỏi nhỉ? Và may mắn thay, Parkes còn viết hẳn thành sách cho chúng ta đọc này!

6. I CONTAIN MULTITUDES BY ED YONG

Cơ thể con người là một vật chủ màu mỡ! Ed Yong đã giúp mình nhận ra điều đó qua cuốn sách I Contain Multitudes. Cơ thể chúng ta tựa như một hệ sinh thái với vi khuẩn và các vi sinh vật sinh sống. Và điều thú vị là, chúng có tác động không nhỏ đến sự sống cuả ta, cũng như cách bạn ảnh hưởng lên Trái Đất vậy. 

7. WHY WE SWIM BY BONNIE TSUI

Có nhiều tranh cãi về độ tuổi thích hợp để học bơi, nhưng nhìn chung việc bơi được gắn tag là “bản năng” của con người. Nếu bạn cũng từng tò mò vì sao chúng ta bơi và bơi được, thì cuốn sách này sẽ thoả mãn sự tò mò của bạn. Từ lý giải khoa học của hoạt độgn bơi, tới nghiên cứu sinh học của việc bơi lên cơ thể, bạn sẽ biết thêm nhiều thứ thú vị về lịch sử và khoa học của những người bơi lội, từ nghiệp dư cho đến các vận động viên Olympic.

8. GATHERING MOSS BY ROBIN WALL KIMMERER

Robin Wall Kimmerer có một biệt tài “lạ lùng”, đó là hễ thích và viết về thứ gì, cô có khả năng “tẩy não” chúng ta tin rằng đó là thứ quan trọng nhất trên đời. Và trong cuốn sách này, đó là rêu. Đúng vậy, là loại thực vật nhỏ li ti mà chẳng mấy ai chú ý tới, thế mà với công trình nghiên cứu của Kimmerer, bạn sẽ ngỡ ngàng bật ngửa với vai trò của rêu trong hệ sinh thái, và có thể còn bắt đầu trân trọng giống loài được xem là “hoá thạch” sống đã tồn tại từ trước khi khủng long có mặt trên Địa Cầu này.

9. THE SCIENCE OF CAN AND CAN’T BY CHIARA MARLETTO

Counterfactuals – phản hiện thực là một khái niệm vật lý khá thú vị, nhưng lại hay bị bỏ qua bởi “khó nhằn”. Chiara Marletto có lẽ là nhà vật lý học đầu tiên dám chọn đề tài này cho một cuốn sách. Vì thế, phải cảnh báo đây là một cuốn sách hơi khoai, và chỉ dành cho những cái đầu thực sự tò mò về cách vận hành của thế giới này, hay mắc kẹt cùng câu hỏi tôi là ai, đến đây làm gì. Tuy vậy, khái niệm vật lý cơ bản này đống vai trò phổ biến hơn bạn tưởng. Trong thế giới hiện tại, nó là đòn bẩy cho việc cải cách, xử lý những thách thách công nghệ. Bằng tư duy phản hiện thực, lý thuyết này giúp bạn suy ngẫm sâu về thực tế, phá vỡ định kiến có sẵn, và nhìn được những khía cạnh lạ, chỉ với câu hỏi” nếu không là cái này, thì là cái gì?”

10. THE WEEK A HISTORY OF THE UNNATURAL RHYTHMS THAT MADE US WHO WE ARE BY DAVID M. HENKIN

Chúng ta mặc định dòng chảy thời gian theo tuần là điều hiển nhiên, thậm chí, ta còn đặt tên cho chúng: Blue Monday, Fun Sunday, Freaky Friday… Chẳng ai thèm hỏi, tuần đến từ đâu, hay thậm chí nghĩ về sự có mặt của nó. Thế mà thực tế, khái niệm tuần lại là công trình kiến tạo của con người hiện đại. Nếu nói về sự có mặt của “tuần”, dựa trên công trình nghiên cứu của David M Henkin, bao gồm báo chí, thực đơn nhà hàng, lịch trình rạp hát, hồ sơ kết hôn, chương trình giảng dạy ở trường, văn học dân gian, hướng dẫn quản lý nhà, lời khai tại phòng xử án và nhật ký — Henkin tiết lộ sự tôn sùng với nhịp điệu hàng tuần của chúng ta hiện nay trong nửa đầu thế kỷ XIX. Tuần lễ không chỉ là một chế độ nghỉ ngơi hay nghỉ làm mà còn là một nguyên tắc tổ chức thống trị của xã hội hiện đại. Bảy ngày trong tuần đã hình thành sự hiểu biết và kinh nghiệm của chúng ta về thời gian.