Nghệ thuật làm kéo thủ công của nghệ nhân Nhật Bản Yasuhiro Hirakawa

[Trích tạp chí Smith Journal]

Thời xa xưa, khi con người còn chưa phát minh ra các loại máy móc tân tiến giúp chúng ta sản xuất hàng loại, thì một cây kéo chỉ với 2 lưỡi cắt cũng phải được đặt hàng trước cả tháng trời. Quy trình chậm rãi này vẫn đang được duy trì tại một vùng quê của nước Nhật, nơi nghệ nhân thợ rèn Yasuhiro Hirakawa duy trì nghề làm kéo thủ công.

Âm thanh whoosh của hai lưỡi cắt chiếc kéo đi ngọt qua tờ giấy, kết thúc bằng một cái nhấp mạnh mẽ và dứt khoát. Những cây kéo làm bằng thủ công này có giá khiến chúng ta không thể không “choáng ngợp”. Một chiếc kéo có giá khoảng 46,000 đô la Mỹ.

Người đàn ông làm ra những chiếc kéo này là nghệ nhân Yasuhiro Hirakawa, năm nay đã 63 tuổi. Ông là người đứng đầu cả một gia đình chuyên nghề thợ rèn kéo ở Sakai, phía Nam thành phố Osaka, Nhật Bản. Dùng khả năng sáng tạo của mình, ông Yasuhiro đã đưa nghề gia truyền lên một tầm nghệ thuật mới. Ông được công nhận là người nghệ nhân làm kéo cuối cùng tại Nhật. Theo đuổi nghề thủ công này đã hơn 50 năm, thế mà giờ đây ông Yasuhiro mới chỉ đang “bắt đầu biết việc cần làm”, và vẫn đang cần tiến xa trên con đường hoàn thiện tay nghề.

Ông Yasuhiro bắt đầu ngày làm việc lúc sáng tờ mờ, tại xưởng rèn nằm ở khu vực ngoại ô thành phố. Ông thổi bể, rồi chít chiếc khăn bandana lên trán để giữ mồ hôi. Giữa những đợt nghỉ tay, cơn gió mát ùa vào từ cửa trước giúp ông nguội bớt sức nóng từ  công việc. Ông thổi bể liên tục bằng tay trái để ngọn lửa lên cao. Việc duy trì và điều chỉnh lửa chỉ dựa vào mắt quan sát của ông Yasuhiro về màu sắc của than trong lò. Rồi khi lò đã hơi đủ độ nóng, ông Yasuhiro chuyển sang thổi bể bằng chân trái, trong khi tay thì liên tục xoay vòng và đập những thanh kim loại được nung trong lò. Âm thanh “clang” đều đặn và chát chúa vang lên. Tia lửa bắn ra bốn phía. Bà Tomiko, vợ ông Yasuhiro nói rằng vì thế mà quần của ông lúc nào cũng lủng lỗ chỗ.

Một trong những lí do mà những chiếc kéo thủ công nhà Hirakawa luôn rất đắt tiền là do công sức và quá trình mà ông Yasuhiro và vợ bỏ ra vô cùng tỉ mỉ và kì công. Khách hàng của ông Yasuhiro đa phần là nghệ nhân bonsai hay nghệ nhân cắm hoa. Vì thế họ yêu cầu chiếc kéo phải sắc, bén, và có độ chính xác cao. Vừa ngồi uống trà với ông bà Yasuhiro và Tomiko bên bệ trưng bày phía trước cửa hàng, vừa nghe ông bà giải thsich về quy trình của mỗi chiếc kéo, mới biết sự tỉ mỉ của người nghệ nhân. Mỗi chiếc kéo ông Yasuhiro sẽ làm ra ba phiên bản. Phiên bản tốt nhất sẽ được đưa tới khách hàng. Phiên bản bị hư hỏng nhiều sẽ bị loại bỏ, còn phiên bản ở giữa có thể được bán lại với giá phải chăng hơn. “Tôi muốn làm vừa lòng khách hàng nhất có thể” – ông Yasuhiro cho biết.

Vậy điều gì làm nên một cặp kéo tốt? Đó chính là độ sắc bén của lưỡi kéo. Khi hai lưỡi kéo cắt trên mặt giấy, khoảng cách giữa hai lưỡi kéo là vô cùng nhỏ, và vì thế mà kéo sẽ vào ngay đúng đường rìa. Khi hết đường cắt, hai lưỡi kéo sẽ hơi giao nhau ở phần ngọn. Kéo được thiết kế như cánh quạt, vì thế tạo ra góc cắt vô cùng sắc và chính xác. Mỗi chiếc kéo cần được đặt hàng và sẽ mất thời gian khoảng 3 năm để làm ra.

Loại sản phẩm cao cấp nhất là dòng kéo tên Uekiya (Người Làm Vườn). Dòng kéo này có giá bán lên tới 46 ngàn đô là, và không thể phủ nhận là loại có lưỡi cắt vô cùng ấn tượng. Ngoài ra, mỗi chiếc kéo cũng là một tác phẩm nghệ thuật. Ngoài việc được chế tác tỉ mỉ, chiếc kéo còn được ông Yasuhiro thêm vào những đường vân gỉ sét tự nhiên, rồi sau đó phủ thêm một lớp vàng lên trên. Chính vì thế, mỗi chiếc kéo cần tới 3 năm để đến tay khách hàng. Chiếc kéo Uekiya có độ nặng, và sải kéo vừa tay. Khi khách hàng gọi tới đặt hàng, ông Yasuhiro luôn hỏi kỹ kích cỡ bàn tay cả khách để có được chiếc kéo vừa khích với bàn tay người nghệ nhân sử dụng. Dĩ nhiên, ông Yasuhiro không chỉ có mỗi dòng kéo đắt đỏ này. Ông còn có những chiếc kéo thủ công khác dành cho việc ikebana (cắm hoa), và chỉ có mức giá khoảng 1.540 đô la. Những chiếc kéo này thì có thời gian đợi ngắn hơn, chỉ tầm 1 năm.

Ông Yasuhiro là người của những ý tưởng, Vợ ông bà Tomiko chỉ những chiếc đế nến cao trong nhà, và kể rằng ông có thời gian mê mẩn việc làm đế nến. Lúc ông 50 tuổi, ông từng theo một nghệ nhân rèn kiếm samurai học nghề. Ông đi từ sáng sơm tinh mơ băt xe lửa đến thành phố Nara học nghề. Ấy thế mà đến lúc ông học xong, thì ông lại từ chối nhận chứng chỉ. Ông nói ông sợ bị cuốn vào việc làm kiếm mà quên đi việc làm kéo thủ công. Dù thế, ông vẫn đem những kỹ thuật rèn kiếm ứng dụng thêm vào những chiếc kéo.

Ngày trước, ông Yasuhiro mơ làm bác sĩ, vì nghề làm kéo không phải nghề thur công hạng cao trong làng nghề truyền thống, Người ta không coi trọgn nghề này bằng nghề làm kiếm. Tuy vậy, sau khi kế tục gia đình, ông Yasuhiro nhận ra nghề làm kéo đang dần mở rộng thị trường. Cứ 10 khách thì có một khách là người nước ngoài, và con số vẫn đang tăng lên. Ngoài ra gia đình ông còn làm thêm dao nhà bếp. Và sản phẩm này rất được các bà nội trợ ưa chuộng.

Nghề làm kéo thủ công đang chịu rất nhiều áp lực từ sản phẩm thịt trướng sản xuất ồ ạt. Dù vậy, những năm gần đây, người ta đã biết quý trọg giá trị truuyền thống nghệ thuật thủ công mang “chất lượng Nhật Bản”. Ông bà có 3 người con, và người con út 29 tuổi vừa bắt đầu học nghề năm ngoái. Dù anh có công việc bên ngoài, ông Yasuhiro vẫn tràn trề hi vọng vào người con út khá tài năng sẽ kế nghiệp được ông. Nhưng đó là chuyện của 20 năm nữa. Vì ông Yasuhiro nói rằng, ông sẽ học theo nghệ sĩ lừng danh Katsushika Hokusai (tác giả của bức tranh Sóng Lớn), và nhìn nhận tuổi 88 là tuổi “khai nhãn” của mình.