Nhà ở của kiến trúc sư luôn là chủ đề gây tò mò cho khán giả. Những bậc thầy sáng tạo và nhào nặn nên những không gian sống đầy chất duy mỹ, ngôi nhà của chính họ sẽ trông thế nào? Trong số 34 của Design Anthology với chủ đề Malaysia, chúng ta sẽ cùng ghé thăm ngôi nhà của Chun Hooi Tan – kiến trúc sư của CoreDesign, một studio thiết kế độc lập khá có tiếng tại Malaysia. Ngôi nhà cũng là tác phẩm cá nhân mới nhất của Chun Hooi Tan. Khi thiết kế ngôi nhà mang tên inTroVerse này, kiến trúc sư Chun chú trọng vào hai yếu tố: phù hợp lối sống hướng nội của gia đình anh, và kiêm luôn chức năng trở thành một galery mở cho bộ sưu tập tranh của hai vợ chồng.
Bạn có thể cho chúng tôi biết về bản thân và lối sống của gia đình bạn không?
Đề án anh thiết kế cho ngôi nhà của cá nhân lại mang tên inTroVerse, vậy anh đã ấp ủ điều gì khi phác thảo nhỉ?
Ngôi nhà này thực chất được thiết kế ra từ nhu cầu bức bách sửa sang lại nơi ở cho con trai chúng tôi, lúc đó mới 2 tuổi, có không gian hoạt động. Thời điểm phác thảo chính là khoảng thời gian bị phong toả vì dịch. Thiết kế cũ của căn nhà là theo lối của những năm 80s khá tù túng, ảnh hưởng lên sức khoẻ tâm lý của cả gia đình.
Vị trí của ngôi nhà có gì độc đáo không?
inTroVerse được sửa lại trên nền ngôi nhà cũ có kiến trúc semi-detached (loại nhà chung một phần vách với hàng xóm chứ không tách biệt giữa phần đất). Nhà vốn có một tầng nằm trên một mảnh đất hình tam giác rộng khoảng 560 mét vuông. Chúng tôi sống ở Subang Jaya, một trong những khu đô thị phát triển thành công nhất ở Malaysia bên ngoài Kuala Lumpur. Nhà chúng tôi là một khu vực nhộn nhịp với nhiều hoạt động và điểm tham quan khác nhau như quán cà phê nhỏ. Những ngôi nhà xung quanh được xây dựng vào những năm 1980, với những mảng cây xanh tươi tốt nằm rải rác xung quanh khu phố.
Dự án bắt đầu như thế nào? Anh đã cố gắng kết hợp những tham chiếu thiết kế nào vào không gian?
Năm 2018, tôi tình cờ đọc được một bài báo khá thú vị của một cô gái có tính cách hướng nội. Trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, tính cách hướng nội lại khiến cô được hoan nghênh và trở thành một phong cách sống “chuẩn mực”. Sự thay đổi về nhận thức và định nghĩa của chuẩn mực xã hội khiến tôi có được cảm hứng. Từ đó tôi quyết định thiết kế một kiến trúc dựa trên chuẩn mực sống mới mẻ này, và cũng nhằm tôn vinh lối sống thiên về nội tại bên trong. inTroVerse chú mục vào những chuẩn mực khép kín, ngược với những lối kiến trúc hiện đại cởi mở với bên ngoài hơn.
Tôi bắt đầu sửa chữa từ khu vườn, với tường bao cao và các hàng rào thép ôm trọn diện tích kiến trúc. Khu vườn này được tôi lấy ý tưởng từ những khu vườn cổ của Trung Hoa, có cộng hưởng Zen Garden của Nhật Bản. Vườn bao gọn cả phần sân, nhà bếp và phòng tắm trong một kết cấu bán lộ thiên, không chia khu rõ rệt, chỉ tách biệt bằng một cổng gỗ đảm bảo tính riêng tư.
Triết lý của chủ nghĩa tối giản không chỉ được phản ánh trong cách tổ chức không gian của ngôi nhà mà còn trong việc lựa chọn vật liệu, kiến trúc và hoàn thiện nội thất, và tất nhiên là cả bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân. Cách tiếp cận của dự án bất chấp các chuẩn mực xã hội và thử nghiệm lối sống hướng nội; ngôi nhà được tổ chức để phù hợp với người hướng nội, trái ngược với những ngôi nhà hướng ngoại phổ biến hơn.
Xin vui lòng cho chúng tôi biết một chút về các lựa chọn vật liệu cho không gian?
Chúng tôi giới hạn vật liệu ở bê tông, thép và kính. Sàn nhà được hoàn thiện bằng bê tông đánh bóng từ cổng vào đến tận nhà chính, các phòng và nhà vệ sinh. Chúng tôi cũng lựa chọn loại đá tương tự phần xi măng sàn để sử dụng cho sỏi của khu vườn có tường bao quanh. Nội thất và đồ đạc bên trong, chẳng hạn như tủ quần áo, giá sách và đảo bếp, được thiết kế riêng và làm bằng thép.
Anh có thể nói thêm về phần custom (làm riêng) trong ngôi nhà được không?
Phần đặc biệt nhất chính là hai đảo bếp bằng thép không gỉ ngoài trời với mặt kính. Những đảo bếp này vẫn hoạt động như các thiết bị nhà bếp thôi, nhưng chúng đứng tự do trong khu vườn có tường bao quanh, gợi lên những tảng đá cách điệu trong Zen Garden của Nhật Bản. Giá sách và tủ quần áo mở bằng kim loại đục lỗ được thiết kế để làm nổi bật ‘sự lộn xộn có cấu trúc’, thay vì che giấu nó. Thật ra đây cũng là một cách để tiết chế thói quen tích trữ không cần thiết của chúng tôi. Các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ đương đại nổi tiếng của Malaysia là phần “tự thưởng” của chúng tôi cho ngôi nhà.
Anh có yêu thích yếu tố hoặc chi tiết thiết kế nào trong kiến trúc hoặc nội thất không?
Nội thất được cố ý giữ ở mức tối thiểu, khiến ngôi nhà giống như một tấm bạt trống cho phép nghệ thuật trở thành điểm nhấn chính. Chúng tôi có một bộ sưu tập lớn các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Malaysia mà chúng tôi đã tuyển chọn cẩn thận để phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà.
—
Bài viết được chia sẻ đọc miễn phí trên website của tạp chí Design Anthology. Bài viết là một phần của tạp chí Design Anthology số 34 chủ đề Malaysia. Để tìm hiểu thêm về kiến trúc đương đại của Malaysia, bạn có thể tìm đọc tạp chí, có bán tại đây.