Danh sách thắng giải và đề cử Booker Prize 2022

Booker Prize là giải thưởng văn học dành cho các tác phẩm được dịch ra tiếng Anh. Được tổ chứ mỗi hai năm, giải thưởng này sẽ chọn ra 10 quyển sách long-listed, 6 quyển sách short-listed và sau cùng là duy nhất một cuốn sách thắng giải. Vốn là một giải thưởng chỉ tổ chức trong phạm vi Ireland và Anh Quốc, nhưng nhờ những đánh giá công tâm từ hội đồng bình chọn, Booker Prize dần trở thành một bảng xếp hạng sách uy tín của độc giả sách tiếng Anh. Điều thú vị của giải này là, để hạn chế những rào cản về ngôn ngữ, Booker Prize chấm giải dựa trên bản dịch tiếng Anh của tất cả các tác phẩm tham dự, và giải thưởng thường sẽ được chia đều cho người dịch cùng tác giả (giải thưởng tổng trị giá 50 ngàn bảng Anh). Việc này khuyến khích tác giả quốc tế đưa các tác phẩm của mình đi dịch và tham dự, khiến chúng ta – những người đọc – cũng được hưởng lợi khi có thêm vô số tác phẩm mới.

Dưới đây là dánh sách short-listed và sách thắng cuộc của Book Prizer năm 2022:

Glory by NoViolet Bulawayo

Một tác phẩm châm biếm khoa trương về chế độ chuyên chế, áp bức và nổi loạn, mang quy mô toàn cầu‘ _ theo Guardian review.
Bulawayo là người quen cũ của những ai theo dõi Booker Prize nhiều năm. Tác giả này đã từng lọt vào danh sách Booker Prize với tác phẩm We Need New Names. Glory lại một lần nữa giúp cái tên Bulawayo quay trở lại bảng xếp hạng.
Lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển Animal Farm, câu chuyện kể về về một cuộc nổi dậy, được kể bằng một điệp khúc sống động, táo bạo dưới góc nhìn nhân cách hoá động vật, nhưng kì lạ thay, giúp chúng ta nhìn thế giới loài người rõ ràng hơn.
Nhân vật chính trong truyện là Old Horse – vị thủ lĩnh 40 năm trước đã dẫn dắt người dân Jidada vượt qua cuộc Chiến tranh Giải phóng đẫm máu khi những kẻ thực dân đến. Là hi vọng, ánh sáng và niềm tin của người dân suốt 40 năm, Old Horse giờ cũng đã già, và đang chuẩn bị cho một cuộc chuyển giao mới, một thể chế mới. Cùng lúc này, Goat – một con dân xa xứ nhiều năm vừa trở về Jidada.
Tác giả tự biến mình thành Goat, trong khi Old Horse là hình ảnh ẩn dụ Robert Mugabe của Zambawe, người vừa từ chức sau 40 năm lãnh đạo đất nước này. Bằng những cách đặt tên động vật và dùng bản chất của chúng để kể chuyện, Bulawayo đặt góc nhìn chính trị của chính mình qua cách kể vừa hóm hỉnh lại châm biếm sâu cay.

Small Things Like These by Claire Keegan

It is 1985, tại một ngôi làng nhỏ ở Ireland, Bill Furlong đang trong thời gian bận rộn nhất của nghề cung cấp than và củi đốt – Giáng Sinh. Và trong khi đang chạy vòng quanh thị trấn tất tả giao hàng, người chồng chăm chỉ, người cha tận tuỵ của 5 đứa con gái không khỏi nhớ đến quá khứ của bản thân. Là con của một người hầu gái chưa chồng đã có chửa, số phận Furlong lẽ ra thuộc về địa ngục khi mẹ ông tự sát chết. Nhưng ông lại may mắn được cưu mang, tha thứ và cứu vớt từ chính những người chủ của mẹ, và Giáo hội của nhà thờ trong làng.

Thế nhưng đã nhiều năm, trong lòng Furlong vẫn không nguôi có một ý nghĩ không “ngoan ngoãn”, ông hồ nghi về số phận của mình và mẹ liệu có khác đi, nếu không phải bởi những điều lệ và ràng buộc từ chính cộng đồng nhỏ này. Ông hồ nghi liệu cuộc đời mình có thực sự được cứu vớt từ những người mà ông luôn phải và cần ghi nhớ ơn huệ. Giáng Sinh năm này, có điều gì đó nhỏ nhỏ nhưng khác biệt dần lớn trong lòng Furlong…

Treacle Walker by Alan Garner

Một tác phẩm thần thoại pha trộng yếu tố cổ tích, siêu nhiên, mang âm hưởng những câu chuyện đồng thoại thế kỷ 19. Joe Coppock – người anh hùng nhí của chúng ra, có một chiếc bịt mắt để che đi con mắt lười của cậu chàng. Cậu chàng sống một mình, thích đọc truyện tranh, thu thập trứng chim và những viên đá cẩm thạch. Niềm vui của Joe Coppock là nhìn ngắm đoàn tàu Noony chạy vòng dưới thung lũng. Cho tới một ngày, Treacle Walker – một người bán hàng nát ghé tới, đổi một chiếc cốc có in tên cậu, cùng một hòn đá có in hình chú ngựa, để lấy bộ Pijama cũ và một khối xương cừu.

Hòn đá đó đã khiến Joe nảy lên khao khát làm một chuyến phiêu lưu nhỏ ra sau ngọn núi gần nhà, nơi cậu lại tiếp tục gặp được một gã đàn ông có màu da nâu, chỉ có độc một chiếc mũ trên đầu. Người này cho Joe biết, con mắt lười của cậu thật ra là một món quà, giúp cậu nhìn được sự vĩnh hằng của hiện tại và nhìn thấu qua thời gian. Kể từ đây, cùng 2 người bạn mới quen biết, Joe bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu kì lạ của thế giới những nhân vật trong quyển truyện tranh cậu yêu thích.

The Trees by Percival Everett

Có điều gì đó thật kì lạ đang xảy ra ở thị trấn Money, Mississippi. Những vụ án mạng liên hoàn đang xảy ra. Mỗi vụ án, người ta lai tìm được hai xác chết: một xác chết da trắng, và một xác chết da đen. Kì lạ là, những xác chết thứ hai đều có sự tương đồng với Emmett Till – một thiếu niên da đen đã bị hành hình từ 65 năm trước.

Đội đặc nhiệm nhà quê MBI (cục điều tra bang Mississippi) buộc phải vào cuộc. Thế nhưng cùng với guồng vụ án tiến triển, hai thám tử của câu chuyện phát hiện ra nhiều vụ án ở khắp cả nước Mỹ với thủ pháp tương đồng. Thế là FBI vào cuộc. Và cùng nhau, một biệt đội kết hợp giữa dân quê và người thành phố, sẽ mang lại cuộc hành trình vừa hài hước vừa gây cấn trên con đường phá giải vụ án.

Oh William! by Elizabeth Strout

Lucy Barton là một nhà văn, nhưng không đọc hiểu nổi người chồng đầu tiên – William, chả bảo giờ hiểu nổi. Thế mà khi William đột nhiên xuất hiện để nhờ cô tham dự vào một vụ điều tra có liên quan đến bí mật gia tộc và thân thế của anh, Lucy thấy vừa hiểu vừa không. Người chồng cũ kiêm bạn vong niên chơi-xong-nghỉ-rồi-lại-làm-huề nhiều bận của cô luôn khiến người khác không lí giải nổi.

Cùng nhau tham gia chuyến hành trình, họ bị buộc phải nhớ lại những ký ức thời đại học, khi cuộc hôn nhân vừa chớm, đứa con gái đầu lòng ra đời, còn họ dần có nhữung mâu thuẫn đau đớn khó hoà giải. Strout sẽ mang đến cho bạn một câu chuyện về tình thân, nơi mà những cặp đôi chia tay học cách làm bạn, học cách chấp nhận người bạn đời mới của đối phương cũ, và học cách tôn trọng vai trò làm cha làm mẹ của những đứa con chung.

Winner: The Seven Moons of Maali Almeida by Shehan Karunatilaka

WINNER of the 2022 Booker Prize !!!

Colombia, năm 1990, Maali Almeida – một phóng viên liều mạng kiêm một chàng gay kín – vừa tỉnh dậy trong một nơi được gọi là “văn phòng cấp thị thực thiên đàng”. Hiển nhiên anh đã chết. Xác phàm của Maali Almeida đang trôi lềnh phềnh giữa hồ Beira, và anh không nhớ nổi ai giết mình. Vào cái khoảng thời gian mà lính đánh thuê, bom cảm tử và tử thần rình rập khắp nơi, danh sách “tình nghi” có vẻ dài dằng dặc.

Nhưng dù đang “nộp đơn” cho cõi vĩnh hằng, thì thời gian vẫn không thôi dí đuổi Maali Almeida. Anh chỉ có “7 con trăng” (nghĩa là 7 đêm) để thử liên lạc với những người anh thân thương nhất, và chỉ dẫn họ đến nơi tìm được những bức ảnh sẽ khiến Sri Lanka chấn động: những bức ảnh Maali lấy được từ một chuyến thực địa chứa đựng những bí ẩn về cái chết của những nhà báo và hoạt động nhân quyền tưởng đã mất tích ở Sri Lanka những năm 1980.

Ta sẽ cùng khóc, cười, tuyệt vọng, hi vọng, buồn thương và dũng cảm với Maali qua “7 đêm” cuối cùng của kiếp người hoàn thành sứ mệnh cuối cùng. Một chiến thắng hoàn toàn thuyết phục cho giải Booker Prize năm nay.

Mục nhập này đã được đăng trong Review. Đánh dấu trang permalink.