Bài học tâm hồn

[Trích từ tạp chí Kinfolk 33]

Giáo sĩ Hồi Giáo Khalid Latif đang đảm nhận một bộ môn tại đại học, mà trong đó, học sinh học được nhiều hơn cả trong kinh Koran.

Trụ cột trong cộng đồng Hồi Giáo

Khalid Latif là một giáo sĩ Hồi giáo (danh xưng “chaplain” chỉ người có danh hiệu tôn quý trong đạo Hồi) thuộc đại học New York. Trước đây, ông đã từng làm việc tại vị trí tương tự cho đại học Princeton và sở cảnh sát New York. Ông còn đảm nhiệm chức giám đốc điều hành Đại học Trung tâm Hồi Giáo, nơi giảng dạy bộ môn “Niềm tin đa chiều của người Lãnh đạo trong thế kỷ 21”, cùng với thầy giáo Rabbi Judah Sarna.

Sẽ khó tìm ra ai xứng đáng để làm nhân vật chính trong bài viết này hơn ngài Latif. Ông là một trụ cột trong xã hội và gia đình. Ông mở một tiệm thịt chuyên cung cấp thịt halal cho người theo đạo Hồi tên Honest Chops. Ông còn là cha của hai đứa con. Và là người vừa thành công gây quỹ gần một triệu đô la Mỹ trong tháng Ramadan, giúp cho những người cơ nhỡ và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi chốn dung thân.

 Một giáo viên tận tâm

Nói về việc giảng dạy bộ môn “Niềm tin đa chiều của người Lãnh đạo trong thế kỷ 21”, ngài Latif cho biết, ông luôn cố gắng khuyến khích học sinh biết cách thể hiện bản thân và thể hiện con người của mình trong cuộc sống. Ông dạy cho học sinh biết rằng, một người không cần phải bỏ đi niềm tin của bản thân chỉ để thoả hiệp cho sự yên bình.

Học sinh thường chỉ biết học từ trong sách vở. Vậy còn bài học nào cho tâm hồn?

Thời đại này, theo ngày Latif, là một thời đại “phản trí tuệ”. Người ta dạy con người những kỹ năng trở thành bác sĩ, luật sư, kỹ sư. Nhưng trong khi chúng ta chỉ chăm chăm học “lao động”, không ai biết làm sao để học cách “tư duy”.

Đâu là lằn ranh giữa giáo điều tôn giáo và những chỉ dẫn tâm linh?

Với nhiều người, tôn giáo có thể rất “đáng sợ”. Nhất là khi tôn giáo của bạn là loại có tổ chức, cấu trúc hoạt động, có những quy định chặt chẽ và những việc được và không được làm. Ngày Latif nghĩ, điều ông cần làm là giúp học sinh “điều chỉnh” lại tư duy này. Không phải là những điều răn, mà là “lí tưởng cuộc sống” của bản thân học sinh.

Thách thức nào với học sinh của ngài Latif?

Bạn có thể gặp đủ loại khó khăn trong cộng đồng này. Là một người trẻ giữa nước Mỹ đã khó khăn, huống chi còn là một người đạo Hồi. Và giữa lòng thành phố New York này, không gì có thể giúp được những sinh viên này đứng vững, nếu họ không tự hào về chính bản thân con người của họ. Họ cần phải tự tin, và không có một chút biểu lộ nào về việc đang phải vật lộn khổ sở.

Làm sao để những kiến thức này có thể giúp sinh viên ảnh hưởng đến xã hội?

Xã hội nước Mỹ là một xã hội công bằng. Mỗi cá nhân đều là một trung tâm riêng. Nhưng cũng đừng quá coi mình là “trung tâm” của mọi việc. Ngài Latif dạy sinh viên hãy học cách đứng cùng những người khác, để học hỏi và tiến bộ, để thấu hiểu được sâu hơn. Một không gian và môi trường khác lạ, thực tế sẽ giúp chúng ta khôn lớn nhanh hơn.

Với ngài Latif, thước đo thành công là gì?

Ngày Khalid Latif được nhân rất nhiều giải thưởng cho những cống hiến của mình. Ngài là người có ảnh hưởng tương đương như Đức giáo hoàng Francis hay Dalai Lama, nhưng với ngài, thành công không đo lường bằng ảnh hưởng. Mà chỉ khi học sinh của ngày đột nhiên bước vào văn phòng, rồi đề xuất việc xây dựng một nhà tế bần cho những nạn nhân bị bạo hành. Khi họ biết tự tìm ra lối đi và dám tiến về phía trước, ngài thấy mình thành công.