Năm 1936, cô thiếu nữ trẻ tuổi Eileen O’Shaunessey vừa tốt nghiệp song bằng khoa Văn Học Anh và Tâm Lý Học ở trường đại học Oxford danh tiếng nhận lời kết hôn với Eric Arthur Blair, một nhà văn 33 tuổi không mấy tên tuổi trên văn đàn thời điểm đó. Vì tình yêu, cô chấp nhận bỏ lại cuộc sống thành thị tại London, nơi có gia đình anh trai thân thiết đang sinh sống, để dọn tới vùng ngoại ô nhỏ nghèo nàn tại Wallington, Hertfordshire.
Vật lộn để thích ứng với cuộc sống mới chưa lâu, cô lại dũng cảm theo chồng đầu quân tới Tây Ban Nha – một trong các chiến trường nóng của thế chiến thứ hai. Tại đây, khi Orwell chiến đấu nơi tiền tuyến, bà Orwell cũng gan dạ và bản lĩnh trở thành cây viết nòng cốt của Bộ Thông Tin Cách Mạng thời đó. Viết lach, làm tuyên truyền Radio, và cả làm tổng biên tập cho các tờ báo kháng chiến, bà Orwell là một cá nhân xuất sắc nổi bật không thua kém sự gan dạ của chồng nơi chiến tuyến. Để rồi sau đó, vào những năm tiếp theo, thế giới có George Orwell – nhà văn với các tác phẩm để đời “The Animal Farm” hay “Nineteen Eighty-Four (1984)”, và… hai bà vợ.
Trong 6 quyển tiểu sử về cuộc đời George Orwell, người ta biết ông có một người vợ đầu tên Eileen, nhưng hậu thế không biết về sự vĩ đại, quả cảm và thông minh của bà. Cho tới năm 2005, Anna Funder – một nhà nghiên cứu văn học tình cờ truy vết theo các nhật ký, các bản nháp tác phẩm của George Orwell, và tình cờ phát hiện ra cái tên Eileen O’Shaunessey. Các bằng chứng chỉ ra rằng, Eileen đã thầm lặng trở thành trợ thủ, biên tập, thậm chí là đồng tác giả trong các tác phẩm của George Orwell cho đến khi bà mất vào năm 1945. Cũng chính bà, với sự gan dạ và tình yêu lớn lao, là người đã cứu thoát bản nháp Homage to Catalonia – tác phẩm về con đường đấu tranh “đơn độc” của George Orwell và chuyến hành trình xuyên qua Tây Ban Nha – cũng là tác phẩm bỏ qua sự có mặt và đóng góp của Eileen, người trong suốt những năm đó luôn ở Tây Ban Nha cùng chồng chứ không hề đi đâu xa.
Mặc dù sự đóng góp của bà đã từng được xuất hiện trong quyển “Eileen: The Making of George Orwell” của Silvia Topp xuất bản năm 2021, chỉ khi đến với Wifesom, người ta mới nhìn được rõ hơn “sự nghiệp” của Eileen – một sự nghiệp lẫy lừng dù tách ra khỏi cái tên Mrs. Orwell – hay nói đúng hơn là không bị ém đi dưới cái tên này. Trong suốt những năm chiến đấu tại Tây Ban Nha, Eileen đã hoạt động độc lập như một nhà báo, người biên soạn các tài liệu chính phủ, đồng thời cũng là người quyên góp vật tư và khối lượng thuốc lớn cho quân kháng chiến nhờ có chị dâu bà là một bác sĩ từ London đã vận chuyển một xe tải thuốc men tới tận nơi đóng quân.
Tác phẩm “1984” của George Orwell từng được tin là đặt tên để tôn vinh người vợ đầu Eileen, bởi bà cũng từng xuất bản một tập thơ mang tên ‘End of the Century, 1984’, thì giờ đây với các nghiên cứu sâu hơn từ Anna Funder đã để lộ ra nghi vấn, liệu tác phẩm này có phải tiếp nói từ trí óc thông thái của chính Eileen, người đã từng hướng cái nhìn tới năm 1984 trước cả khi tác phẩm của Orwell ra mắt. George Orwell cũng được tin là người đã đồng thuận để nhữung nhà biên soạn tiểu sử của ông bỏ qua vai trò của Eileen – bởi khi đó người ta cần một hình ảnh nhà văn anh hùng nhiều hơn một người được phụ tá bởi vợ. Thú vị là, người vợ sau của George Orwell, Sophia Orwell cũng là người đã đưa sự nghiệp của George Orwell lên đỉnh vinh quang, khi Sophia nhờ tới những mối quan hệ để đưa The Animal farm ra toàn cầu, dịch sang 16 thứ tiếng khác.
WIFEDOM còn là một cuốn sách cho bạn cái nhìn mới về nữ quyền và vai trò của những người mẹ, người vợ chọn đứng phía sau chăm sóc gia đình: liệu những người chồng và đàn ông có thể thành công hay vĩ đại đến thế, nếu buộc phải vướng bận thêm cơm áo gạo muối, và kẹp nách vài đứa trẻ thơ? Vì sao tới bây giờ, lương của nữ giới vẫn thấp hơn đàn ông mặc kệ chuyên môn hay chức vụ? Tác giả cũng chỉ ra, trung bình mỗi người phụ nữ tại Úc nghèo hơn đàn ông 1 triệu đô tài sản.
Một cuốn sách trả lại cho nhiều phụ nữ vị trí mà họ xứng đáng thuộc về.