Arcosanti thường được biết đến như là một trong những khu kiến trúc arcology đầu tiên và nổi tiếng trên thế giới. Được thiết kế bởi kiến trúc sư quá cố người Ý PAOLO SOLERI, toà kiến trúc còn được gọi với cái tên Urban Laboratory – Khu đô thị thí điểm.
Arcology là từ ghép giữa Architecture và Ecology, được sử dụng để mô tả cơ sở hạ tầng khép kín làm giảm tác động của con người vào môi trường tự nhiên (về cơ bản, đây là những concept mà các kiến trúc sư yêu thích, nhưng vẫn chưa được thế giới đề cao).
Kiến trúc sinh thái
Phía trên một ghềnh đá nhô cao ở sa mạc Sonoran thuộc bang Arizona, mặt trời đang nhảy muá trên những mái vòm tạo thành bởi vô số những cây cột và khối hình rubic. Chen giữa những bề mặt đá sa thạch và bê tông là những nhành cây bách và cây olive. Nhánh cây đung đưa, va nhẹ vào những bề mặt xung quanh, tạo thành một giai điệu nghe như hàng trăm chiếc chuông đồng đinh đang. Một giai điệu đẹp đẽ.
Là tác phẩm của nhà kiến trúc sư người Ý Paolo Soleri, Arconsanti được xây dựng vào năm 1970, với ý tưởng tạo nên một khu đô thị theo khái niệm arcology – kết hợp cân bằng giữa kiến trúc và sinh thái. Paolo là học trò của kiến trúc sư lừng danh người Mỹ Frank Lloyd Wright – cha đẻ của hơn 1000 bản thiết kế kiến trúc, và 600 công trình kiến trúc đã hoàn thành. Paolo theo học tại trường kiến trúc Taliesin West của ngài Frank Lloyd Wright. Tại đây, Paolo đã hoàn thành việc nghiên cứu bước đầu của mình về công trình kiến trúc kết hợp giữa nhà ở và khu sinh thái.
Paolo tin rằng kiến trúc đô thị của một thành phố cần phải được phân lớp và kết hợp hài hoà với môi trường xung quanh. Ông đặt ra giả thuyết một thành phố cũng là một chủ thể “đang sống và phát triển” theo thời gian. Vì thế nó cũng cần duy trì sự cân bằng và gắn kết với tự nhiên, chứ không phải là kiểu quy hoạch trung tâm giống như những thành phố hiện tại của nước Mỹ. Ông gọi cách thiết kế đô thị của Mỹ là sự hoang phí về không gian. Nguyên mẫu kiến trúc sinh thái mà Paolo đặt ra yêu cầu phải có khả năng tự cung cấp, ít tác động đến môi trường, và hoà hợp với khung cảnh.
Hoài bão bị bỏ quên
Ngày nay, Arcotisan đã bị bỏ quên. Toà kiến trúc giống như một lời tiên tri bị bỏ quên, một tương lai giả tưởng không thành hiện thực. Được ảnh hưởng bởi văn hoá Siêu thực của những năm 1970s, toà nhà được cho là nguồn cảm hứng cho thiết kế hành tinh sa mạc Tattooine trong Chiến tranh giữa các vì sao của George Lucas. Trung tâm của thiết kế là Nhà Vòm. Được cấu tạo bởi 2 cánh với khung sườn là 12 cánh cung ôm theo mái vòm, ngăn cách chính giữa bằng một giếng trời, toà nhà mang tông màu đỏ, cam và nâu đất. Mái vòm hướng về phía nam, có khả năng đón ánh sáng bình minh và hoàng hôn mỗi ngày. Những cột bê tông bên trong toà nhà được thiết kế mô phỏng theo những chúc đài (cột nến lớn) trong lễ Hanukkah của người Do Thái.
Hai cánh vòm tiếp đất tại phía Nam, nhằm hút hơi ấm vầo mùa đông, và giúp thải nhiệt vào mua hè. Phần bê tông của cánh vòm được xây trên nền của lớp phù sa sa mạc, tạo nên một sự hào quyện hài hoà và độc đáo. Hai cánh vòm được đưa vào làm công xưởng sản xuất chuông đất sét và đồng thau nhằm tạo ra lợi nhuận nuôi công trình xây dựng Articosan. Nhân công bên trogn xưởng hầu hết là những người tình nguyện và học viên của Paolo. Toà nhà bao gồm nhiều khu văn phòng và ký túc xá. Phần lớn được xây dựng theo nguyên tắc nhà kính để tự sưởi ấm vào mùa đông khắc nghiệt của sa mạc. Hành lang kéo dài qia nhiều toà nhà, và những cửa sổ tròn lớn mang đủ ánh sáng tự nhiên vào trong khu nhà, khiến ban ngày toà nhà hoàn toàn không cần tới điện, nhờ ánh sáng từ sa mạc Sonoran bên ngoài.
Vẻ đẹp thật sự của Articosan còn nằm trong phần kiến trúc chưa được hoàn thiện. Paolo hi vọng xây một thành phố với nhiều tầng cấu trúc, một khu đô thị khép kín đủ cho khoảng 5 ngàn người sinh sống, nhờ vào việc sản xuất chuông đất sét và đồng thau. Tuy vậy, ngày nay chỉ có khoảng 50 người đang sinh sống tại đây. Thành phố nhỏ này hiện vẫn đang đươc quản lý bởi Cosanti Foundation, quỹ phi lợi nhuận thành lập bởi vợ chôgng Paolo và Colly, sau khi nhà kiến trúc sư lừng danh qua đời vào năm 2013. Họ tổ chức các tour du lịch, hội thảo giáo dục và thậm chí ở lại qua đêm cho du khách. Các công nhân và tình nguyện viên vẫn sản xuất chuông trong xưởng đúc và đồ gốm như Soleri đã làm được gần 50 năm. Các toà nhà bị đình trệ việc xây dựng từ năm 1970s, 1980s. Những năm gần đây chỉ có 5% cấu trúc toà nhà được xây dựng thêm.
Tái sinh với một sứ mệnh mới
Dĩ nhiên khu đô thị Articosan cũng có những sự phát triển riêng của nó. Vào năm 2014 đến nay, một lễ hội âm nhạc thường niên tên FORM được tổ chức vào hạ tuần Tháng 5 thu hút khoảng 2000 người đến Nhà Vòm. Chỉ trong năm 2019, các nghệ sĩ Anderson.Paak, Kaytranada, Bonobo, và Khruangbin đã chọn toà nhà để làm nơi tổ chức biểu diễn. Những lễ hội âm nhạc này đang mở ra một hướng phát triển mới cho những cư dân của Articosan.
Arcotisan không chỉ nổi danh vì được đánh giá cao về chuyên môn kiến trúc, mà những câu chuyện ngoài lề của người thiết kế ra nó cũng thu hút không kém. Nằm trong làn sóng Me Too năm 2017, con gái của Paolo Soleri – Daniela Soleri, đã viết một bức thư ngỏ trên Medium với cáo buộc cha cô liên tục lạm dụng tình dục cô khi còn là thanh thiếu niên. Cô viết rằng cha mình là một con người có nhiều phẩm chất tốt như thông minh, lôi cuốn, kỷ luật, tài năng – ông là người phi thường xét theo nhiều khía cạnh. Tuy nhiên cũng như nhiều thiên tài khác, Paolo Soleri vô cùng ích kỷ. Ông chỉ xem những người xung quanh như những con người đóng vai phụ trong cuộc đời ông, mà chẳng mấy quan tâm đến cuộc đời của họ.
Những luồng ý kiến trái chiều gắn chặt với quá trình lịch sử của toà nhà Articosan. Dù hướng tới một tương lai hoàn mỹ hơn cho kiến trúc đô thị, toà nhà lại đang tiêu tốn quá nhiều tiền của nhằm mục đích duy trì. Dù là một trong những di sản của một thiên tài kiến trúc, nó cũng là tác phẩm của một tên tội phạm. Và dù mang trong mình một ý tưởng đột phá, toà nhà lại bị cô lập bởi sa mạc hoang vu. Việc đánh giá một tác phẩm mà không để tâm đến quá khứ của nó hay người sáng tạo đường như là môt thử thách lớn.
Danielle Soleri có đề cập đến việc này trong bài viết của cô. Cô cho biết mình vẫn trân trọng và nhìn nhận vẻ đẹp của những tác phẩm của Soleri cha cô, dùcũng không thể hoàn toàn tách rời cảm xúc và những định kiến về chúng. Với Danielle, trừ khi một tác phẩm có tính chất phẩn ánh sự “phản xã hội” hoặc tính lập dị của tác giả, còn không, chúng ta cần cố gắng tách rời tác phẩm khỏi đời sống cá nhân của tác giả để công bằng đánh giá hơn.
Vậy là ngoài việc để lại một di sản cho kiến trúc đô thị thế giới, di sản cho việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiên nhiên và cuộc sống con người, thì tác phẩm của Paolo Soleri còn là một ví dụ việc chúng ta nên đánh giá thế nào về các di sản nghệ thuật cá nhân của các tội phạm. Vì chúng ta cũng thường biết, có câu lắm tài thì nhiều tật!