Trả-cho-đúng-giá

✅ Làm thế nào để mặc cả? Nếu ở đời mà ai cũng thấy mình dễ thương rồi cho mình đủ thứ thì chả có gì bàn cãi nữa. Quá dễ dàng. Thử tưởng tượng cuộc đời dễ dàng bao nhiêu nếu mà bạn ra phố đi chợ, chỉ cần hét lên: “Em mua cục phô mai Pháp này bằng giá phô mai que ngoài chợ được không anh? Được chứ”. ”Trời ơi, em muốn mua cái xe hơi này, mà em chỉ có một nửa tiền, được không anh? Không thành vấn đề, chìa khóa đây em!” À, đời nào đâu phải mơ, nếu mà trả giá cũng dễ như ăn kẹo thế này, thì ai khủng hoảng kinh tế đã chẳng xảy ra. Nghe nhắc đến việc đi trả giá, tôi chỉ ước gì mình đang là chiếc hành lý thất lạc, nằm chỏng chơ ngoài băng chuyền sân bay, đừng ai quan tâm đến, đừng ai kéo tôi ra.Vậy còn có vẻ dễ chịu hơn chuyện bắt mình mở miệng xin xỏ thứ gì. Thật ra, việc mặc cả không hề khó như chúng ta vẫn tự hù mình đâu. Nếu không tin, mời các bác làm thử theo gợi ý đưới đây nhé:

? Chuẩn bị (sẵn sàng): Bắt đầu bằng việc thu thập giá cả thị trường nhé. Thí dụ như bạn cần mua nhà và xe, thì việc nghía qua các trang web bán hàng sẽ giúp bạn định hình được giá trung bình, đồng thời cũng giúp bạn biết được sản phẩm bạn cần mua nằm trong phân khúc, chất lượng, thị hiếu nào. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng nhé. Đừng ngại ngần mà tung ra danh sách bản so sánh giá bạn thu thập được khi đu mặc cả. Bí quyết sống còn đấy.

Định hình lại cảm xúc: Nếu mà bạn lo lắng bồn chồn thì cũng rất bình thường thôi. Nhưng quan trọng là tránh để tâm trạng lên xuống như chơi tàu lượn là được. Nếu bạn có để ý, cảm xúc bồn chồn và háo hức thật ra vô cùng giống nhau (đều làm chúng ta thấy như con-gì-đang-bò-trong-bụng). Mẹo là hãy cố gắng hướng bản thân nghĩ theo hướng “Ôi tôi đang rất háo hức” về cuộc nói chuyện. Vì bạn cũng chuẩn bị đầy đủ thông tin rồi, mà nếu trả giá được thì có cả một món hời. Tội gì không dối gạt bản thân tí.

Chuẩn bị thỏa hiệp: Hãy suy nghĩ thoáng ra, và suy xét theo hướng tích cực rằng nếu bạn không thể trả “giá”, thì vẫn còn có rất nhiều thứ khác để mặc cả – Thí dụ khi thảo luận hợp đồng làm việc, nếu tiền không phải là thứ bạn có thể mặc cả, thì bạn còn muốn gì nữa nào? Nghỉ phép nhiều hơn, giờ làm linh động hơn, bảo hiểm cao hơn… cũng nhiều mà nhỉ? Tội gì làm căng.

? Diễn tập trước: Nếu có “tiền bối” nào từng đi trả giá thứ tương tự như bạn, đừng ngại xin xỏ tí lời khuyên, thậm chí kêu họ tập luyện thử một chút với bạn. Bạn biết đó, đi mặc cả với một cái đầu lạnh thường mang lại kết quả cao hơn nhiều. Việc tập luyện trước giúp bạn kiềm chế được cái nguy cơ hét toáng lên vào đối tác vì mất kiềm chế lắm đấy.

? Bắt đầu ngả giá: Nghĩ tới cái giá mà bạn muốn cuối cùng, rồi chừa thêm tí trừ hao. Dĩ nhiên là nếu mà bạn trả thấp quá, thương vụ bất thành ngay từ đầu. Chẳng ai vui khi giá đưa ra quá thấp cả. Nhưng nếu bạn đưa giá tốt quá, rồi người ta đồng ý liền, bạn bị kẹt vào thế không thể trả thấp hơn nữa, thì gọi là ”hớ” đó. Lần nữa, hãy tham khảo bảng so sánh giá bạn tìm được ban đầu để lựa chọn giá khởi điểm thích hợp nhất.

? Tỏ ra thân thiện: Chúng ta thường hay lấy “gân” hết mức lên mà trả giá, và cố gắng hùng hổ mạnh miệng hết mức. Nhưng theo lời khuyên từ những cố vấn kinh tế và cả những luật sư tài năng nhất, việc lôi kéo được đối thủ về phe mình là kế sách mặc cả hay nhất đấy.

? Học cách im lặng Khi mà người ta bị dồn vào thế bí thì họ có xu hướng nói càng nhiều càng tốt. Nhưng thật ra, việc giữ khoảng lặng hợp lý trong lúc mặc cả giúp chúng ta có thời gian ”dò xét” suy nghĩ của đối phương, đồng thời cũng cho họ có thời gian ngẫm nghĩ về đề xuất bạn đưa ra. Nói cho cùng, nói lắm quá thì ai mà nghĩ ngợi được gì nữa nào?

? Biết khi nào là thời điểm thích hợp để buông tay: Nếu trường hợp bạn còn băn khoăn hay không hài lòng về quyết định của mình, hãy dừng lại. Bạn cũng chẳng mất mát gì, có thêm được vài kinh nghiệm trả giá cho lần tiếp theo nữa đó chưa. Nên tội gì phải níu kéo.

Bạn có học thêm được chưa nhỉ? Thử mặc cả với Sạp Báo Nhỏ xem nào 🙂