Trước khi trở thành một cây viết “cộm cán” với những bài viết sắc xảo về lối sống hiện đại, Kyle Chayka là một nhà phê bình nghệ thuật có tiếng. Khoảng 6 năm trước đây, Chayka mới bắt đầu chuyển hướng thành tác giả khi một trào lưu sống dần lên ngôi, và Chayka nhận ra mình li “bậc thầy” của trường phái mới này: The Minimalism – Tối Giản. Ông nhắc tới Tối giản như là một quan điểm sống mà trong đó người ta hướng tới “một cuộc sống có ít hơn và hạnh phúc với việc đó, đồng thời có ý thức về những gì mình sở hữu”.
Chayka viết trong cuốn sách được xuất bản The Longing for Less: Living with Minimalism của mình rằng, nhiều nghệ sĩ phương Tây như Mies van der Rohe, John Cage và Agnes Martin – những người chọn theo trường phái nghệ thuật “minimalist” – chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hoá Nhật Bản. Bài phỏng vấn dưới đây là một cuộc trò chuyện về những ảnh hưởng của trường phái thẩm mỹ vốn được gọi là “khổ hạnh” này.
-
Thưa ông, ông có cho rằng tính vị kỷ và ưa tích trữ của con người vốn là bản tính không? Hay nó là sản phẩm của một thời đại mới?
Con người chúng ta đã có thói quen tích trữ và sự vị kỷ từ khá lâu rồi. Người ta thường lầm tưởng rằng việc mua sắm và sở hữu nhiều hơn khiến chúng ta hạnh phúc hơn. Chúng ta thường đánh giá và bị đánh giá qua những vật mà chúng ta sở hữu. Chúng ta tưởng lầm những tài sản đó đại diện cho gốc rễ của con người mình. Chúng ta không được ở gần những giá trị con người đích thực như gia đình, người thân, giá trị lao động, giá trị sáng tạo nên phải dùng chính chủ nghĩa vị kỷ và chủ nghĩa “super-consumarist” – chủ nghĩa tiêu dùng để khoả lấp cái tôi. Chủ nghĩa Minimalism được sáng tạo ra chính là để giải quyết vấn đề đó.
-
Vậy ông có cho rằng nếu tranh xa được hết những vật quý trần tục thì con người sẽ tìm được hạnh phúc?
Chìa khoá nằm ở việc cân bằng giữa sự trân trọng những giá trị vật chất và hiểu rõ việc thoả mãn về vật chất không phải lúc nào cũng đạt được. Tôi đưa ví dụ về thời Heira, người dân Nhật Bản thời đó ưa chuộng những thứ xa xỉ như áo choàng mới, hương liệu mới, hay hoa anh đào tươi mới. Nhưng cũng trong thời ký đó, người ta được giáo dục về triết lý nhà Phật về việc phải tự việc qua những ham muốn của bản thân. Giữ cân bằng được giữa hai điều đó mới là điều mấu chốt.
-
Có phải chủ nghĩa tối giản (minimalism) chỉ là một xu hướng lối sống khác, như chế độ ăn gluten-free hoặc CrossFit?
À, so sánh minimalism với Crossfit cũng là một phép so sánh hay. Cả hai thứ này đều là những nỗ lực giúp con người sống lành mạnh hơn. Đó là một cách để trở nên chú tâm hơn và nhận thức được những gì diễn ra xung quanh bạn. Không chỉ là ‘xu hướng’, nó còn là thái độ sống, như lúc này, khi chúng ta dang dần đối diện với khủng khoảng tài chính.
-
Có người nói, chủ nghĩa tối giản chỉ phù hợp với những người giàu có sung sướng, những kẻ cơm bưng nước rót tận nơi?
Quả thật, những người có điều kiện vật chất thì thường thấu hiểu về chủ nghĩa tối giản nhiều hơn. Lí do là vì khi bạn có tiền, bạn sẽ không bị những ám ảnh phải sở hữu những vật chất để khẳng định bản thân. Bạn dễ dàng vuợt qua những ham muốn sở hữu hơn. Người nghèo, thông thường hay phải trải qua những bấp bênh và nỗi sợ hãi, khiến họ giữ chặt tài sản hơn.
-
Nói thế, có thể cho là những người theo chủ nghĩa tối giản khá “tự mãn”?
Vâng, thực ra thì đúng. Chủ nghĩa tối giản này là một loại hình thái giúp chúng ta đứng tác riêng ra so với số đông. Sự xoa hoa cuối cùng là gì? Là khi bạn đã có tất cả, bạn vươt qua được và từ bỏ. Giống như là điểm cuối của chủ nghĩa tiêu dùng vậy: bạn vượt qua nhữung cám dỗ thực tế, và lấy làm tự hào việc không cầ đến chúng nữa.
-
Tôi cảm thấy vậy thì minimalism không chỉ là một chủ nghĩa thẩm mỹ nữa, mà gần như là một triết lý sống?
Tôi cố gắng xoay quanh ý tưởng về sự tối giản, chứ không phải những sản phẩm của nó. Thời đại ngày nay chúng ta sống trong sự phổ biến của các thương hiệu, từ thương hiệu sản phẩm đến cá nhân. Nhưng chủ nghĩa tối giản không phải là danh mục những sản phẩm bạn nghĩ đến khi mua hàng, mà là một kiểu sống. Sự tối giản – minimalist chính là việc chúng ta tập trung vào nhận thức cảm tính của con người, tập trung vào thái độ cởi mở với cuộc đời. Cởi mở thế nào khi bạn nhận định chỉ mua đồ một màu, hay chỉ dùng một loại ghế, hay chỉ mua đồ gỗ màu vàng trong nhà? Chủ nghĩa “minimalism – tối giản” mà người ta hay hiểu thường xoay quanh việc dùng chủ nghĩa tối giản để kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của bạn, nhưng trong cuốn sách cuả tôi, tôi có nói rõ chủ nghĩa tối giản thật sự không hề có quá nhiều ràng buộc.
-
Vậy tôi sẽ tìm thấy gì ở nhà ông nếu đột ngột ghé thăm không báo trước?
Bạn sẽ thấy nó khá lộn xộng. Vali thì luôn trên sàn vì tôi đi du lịch nhiều quá. Đồ đạc thì nửa cũ nửa mới mua từ những cửa hàng đồ vintage ở trên D.C. Trong khi đó khá nhiều sách. Tôi thường thận trọng khi mua đồ, phần vì lí do ngân sách, phần nữa tôi muốn mọi thứ hoà hợp cùng nhau. Đó là kiểu tư duy tối giản của riêng tôi.