Freelancer: Plan-A cho lựa chọn nghề nghiệp?
Hãy cân nhắc việc trở thành freelancer full-time. Nhiều lúc chúng ta thường hay nhìn những người làm freelancer bằng ánh mắt thông cảm vì sự bấp bênh trong nghề nghiệp của họ, so với những người làm công ăn lương toàn thời gian. Nhưng không phải lúc nào freelancer cũng là lựa chọn bấp bênh, hoặc ít ra là, trong thời đại chúng ta đang và sẽ sống.
Khi tôi mất việc, tôi đã có dịp ngồi lại suy nghĩ về con đường sự nghiệp của mình. Tôi bỗng nhận ra mình đã luôn chọn nghề nghiệp một cách ngược ngạo. Tôi chọn công việc tôi muốn làm, chứ không phải chọn nghề nghiệp tôi muốn làm. Lí do là bởi vì thế hệ tôi sinh ra là thế hệ bị ảnh hưởng lâu dài nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hồi đó, người ta chỉ có một yêu cầu bức thiết là phải đảm bảo thu nhập. Công việc gì cũng được cả, chỉ cần là có một công việc được trả lương “cứng”. Vì thế mà nghề freelancer nghe có vẻ quá nhiều rủi ro. Thời đó, freelancer chỉ được xem như kế hoạch dự phòng B. Bởi vì chẳng có cái hội chợ nghề nào quảng bá cho công việc freelancer cả.
Thế rồi một cách tình ngờ, tôi trở thành freelancer-bất-đắc-dĩ. Chuyện tôi mất việc khiến tôi nhận ra nhiều điều. Tôi khá nuối tiếc vì đã không xem xét freelancer như một lựa chọn nghề nghiệp chính thức từ lâu hơn. Bởi vì bạn thấy đó, có một công việc ăn lương cứng, làm toàn thời gian cũng đâu có quá đảm bảo cho tương lai của bạn.
Có một nghịch lý đang diễn ra với thị trường nghề nghiệp, nhất là với nghề freelancer. Những công việc mang tính bất ngờ giờ đây còn “đảm bảo” hơn những công việc toàn thời gian kí hợp đồng. Làm việc trong ngành báo chí nhiều năm, tôi mới nhận ra điều đó. Năm 2019, có đến hơn 3000 đợt cắt giảm nhân viên trong ngành media. Và thật kì lạ là sau 10 năm làm việc, lần đầu tiên trong đời tôi thấy mình thật nhẹ gánh, không còn lo lắng về việc thay đổi hay tái cấu trúc nhân sự nữa.
Sự dịch chuyển mới trong xu thế việc làm?
Tôi không phải người duy nhất lẻ loi trong hành trình chuyển từ office sang freelancer. Theo những số lệu mới nhất có được từ Văn phòng Thống kê Quốc gia, số lượng lao động tự do ở Anh đang ở mức cao nhất mọi thời đại, đã tăng từ 3,3 triệu năm 2001 lên 4,8 triệu vào năm 2017. Hơn 15% người lao động tại Anh quốc đã quyết định dứt áo ra đi khỏi biên chế của những công ty, tập đoàn.
Lao động tự do là cụm từ không gây được quá nhiều thiện cảm hay tin tưởng vào những năm trước đây. Bạn dễ đánh đồng nó với thất nghiệp, vô công rỗi nghề, hay thậm chí lầm tưởng với những nghề nghiệp “khó nói”. Thế nhưng, cùng với entrepreneur – thì freelancer đã dần trở thành những từ được thêm vào từ điển nghề nghiệp của giới trẻ.
Hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức
Freelancer là một lựa chọn yêu cầu nhiều kiên nhẫn, nghị lực, và cả sự can đảm. Bạn phải có một khả năng tự quản lý quỹ thời gian, quản lý chất xám, quản lý công việc và khách hàng. Đồng thời, bạn cũng sẽ gánh trên vai áp lực về mặt kinh tế. Phải trả bill, phải để dành, đóng thuế và ti tỉ thứ khác nữa.
Freelancer đồng nghĩa với việc bạn có thể phải tự học khá nhiều thứ như kế toán, thuế, quản lý dự án, hay chăm sóc khách hàng. Dù đổi lại là sự linh hoạt trong cả tư duy, sự tiếp nhận kiến thứuc, và cả thời gian, thì đây vẫn là lựa chọn cần cân nhắc kỹ lưỡng. May mắn thay, nền tảng thời đại kỹ thuật số và internet 4G giúp bạn dễ dàng tìm được những kiến thức mà trước đây chỉ có những người “trong nghề” mới có thể biết.
Vì thế mà tôi đã thành lập FJ&Co – một platform cho phép freelancer tìm kiếm những khoá học cho các kỹ năng mềm còn thiếu sót. Tôi muốn bù đắp cho những gian hàng freelancer trong những hội chợ nghề bị thiếu mất. Tôi muốn giúp cho những ai đang bắt đầu sự nghiệp có thể có cái nhìn công bằng và đúng đắn về freelancer. Tôi muốn giúp mọi người tìm ra được một con đường sự nghiệp thích hợp nhất cho bản thân họ. Dĩ nhiên freelancer không phải lựa chọn cho tất cả mọi người, nhưng nghĩ lại thì không phải ai cũng thích hợp với việc làm ở công sở. Hãy cân nhắc!