Tụi mình được “order” kiếm dùm một số quyển sách chủ đề art reference hơi thú vị, và sau đây là một số sách mà mình đã chọn ra, với tiêu chí có yếu tố kể chuyện, và góc nhìn hiện đại. Cùng tham khảo nhé.
📖 The Pursuit of Art: Travels, Encounters and Revelations by Martin Gayford
Martin Gayford là tác giả của 3/5 sách trong list này. Ông là nhà phân tích và phê bình nghệ thuật có tiếng thế giới, từng cộng tác với những nhà xuất bản, triển lãm và tác giả thành công nhất thế giới. The Pursuit of Art là câu chuyện về hành trình của riêng Martin, trong hơn 30 năm làm nghề phê bình nghệ thuật. Những chuyến đi tới những nơi từ xa hoa bậc nhất đến hẻo lánh hoang vu đều có chung một hướng đi là tìm đến nghệ thuật đích thực.
📖 Vincent van Gogh: A Life in Letters by Nienke Bakker, Leo Jansen, Hans Luijten
Ngoài một tính cách có vẻ xù xì và lập dị, van Gogh thực là một tâm hồn mỏng manh nhạy cảm, khao khát yêu thương, tràn đầy chính nghĩa, và lạc lõng giữa xã hội phù phiếm vật chất và những thước đo con người qua địa vị. Quyển sách này dành cho những ai yêu mến van Gogh. Qua nó, bạn sẽ hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn khó gì sánh nổi của ông qua những bức thư ông viết cho gia đình, bạn bè, tình nhân, và đặc biệt cho Theo – người em trai thân thiết đồng thời là nhà bảo trợ cho cả cuộc đời nghệ thuật của van Gogh.
📖 Spring Cannot be Cancelled: David Hockney in Normandy by Martin Gayford
David Hockney là một trong những phước lành mà thượng đế ban cho con người. Tài năng của ông, thật may mắn, đã kịp được nhìn nhận từ thời trẻ. Nhờ thế mà chúng ta có thể cùng dõi theo một thiên tài hội họa phát triển tài năng mỗi ngày, chứ không phải tiếc nuối vì lỡ mất thời hoàng kim như đa số những danh họa vĩ đại khác.
‘We have lost touch with nature, rather foolishly as we are a part of it, not outside it. This will in time be over and then what? What have we learned?… The only real things in life are food and love, in that order, just like [for] our little dog Ruby… and the source of art is love. I love life.’_ DAVID HOCKNEY
📖 Michelangelo: His Epic Life by Martin Gayford
Michelangelo Buonarroti sinh ra trong một gia đình bình thường nhưng lại sớm được những lãnh chúa thời đó của nước Ý nhận ra tài năng và bảo trợ. Từ năm 31 tuổi đến năm 90 tuổi, Michelangelo được tạo điều kiện lớn nhất về tài chính để sáng tác nghệ thuật, nhưng ông lại bị kiềm hãm vì sống trong thời kỳ mà tôn giáo quá mức phát triển. Vì thế đa số tác phảm của danh họa này đều xoay quanh chủ đề tôn giáo và nhà thờ.
📖 Japanese Prints: The Collection of Vincent van Gogh by Axel Rüger, Marije Vellekoop
Khi Vincent van Gogh mất đi, phần lớn bộ sưu tập 660 tranh khắc gỗ Nhật Bản của ông được để lại cho Theo – người em trai thân thiết nhất, đồng thời cũng là người bảo trợ nghệ thuật cho Vincent gần suốt cả cuộc đời. Mặc dù có tài năng vô hạn với nghệ thuật hội họa, Vincent từng là một người đàn ông loay hoay suốt 2/3 tuổi trẻ để đi tìm cho mình một nghề nghiệp thích hợp. Ông từng có nhiều năm làm việc cho một nhà đấu giá tranh lớn tại Anh, nơi ông học hỏi lượng kiến thức lớn về hội họa. Vì thế bộ sưu tập tranh khắc gỗ Japan của Vincent rất có giá trị nghệ thuật. Tuy vậy, ông lại không hề có khả năng buôn bán, vì thế phần lớn bộ sưu tập nằm lại trong tài sản cá nhân để tham khảo. Tranh Vincent van Gogh có lẽ vì thế có rất nhiều nét ảnh hưởng từ tranh khắc gỗ Nhật Bản.