Bây giờ là 6 giờ 30 phút chiều, vào một ngày thứ tư hạ tuần tháng Tám. Đám đông trên tầng 4 của toà nhà London’s Aldgate đang bao trùm một bầu không khí vội vã. Bên dưới những lưới thông gió khổng lồ và những màn hình điện tử chạy dòng nhắc nhở về “buổi tập mediation cùng Emma” ngày mai (toà nhà này là một trong những địa điểm của WeWork shared workspace – không gian làm việc chung của các công ty khởi nghiệp), những nam thanh nữ tú đỏm dáng trong những bộ suits hay váy dạ hội, cầm trong tay những ly vang đỏ. Họ đi vòng quanh truyện trò, cười mỉm. Mọi người đều đang trong một tâm trạng gấp gáp. Họ liên tục di chuyển từ nhóm này đến nhóm khác, với hi vọng tìm được đúng người mình cần.
Có lẽ bạn tự hỏi đây có phải là một buổi hẹn hò “cấp tốc” không? Không phải, nhưng cũng gần đúng. Đây là một buổi gặp mặt giữa những nhà đầu tư và những người khởi nghiệp. Một trong số nhiều những buổi event cung cấp nơi gặp gỡ , cơ hội cho những người có ý tưởng và những kẻ có tiền, tới để nốc vài ly lấy can đảm, trò chuyện và bắt chéo tay cầu một ít may mắn.
Trong suốt buổi tiệc, có khoảng hơn 70 người tham dự kiên nhẫn lắng nghe về những ý tưởng phương pháp điều trị bệnh ung thư mới, hay ý tưởng xây dựng những trạm cung cấp nước trong chai miễn phí, phần mềm đào tạo bằng máy cho những công ty cung cấp dịch vụ khách hàng, một platformgọi vốn cho những dự án công nghệ về pháp luật, và một phần mềm máy tính cho phép mô phỏng giọng hát và âm thanh nhạc cụ ngay tức thì. Sau khi phần trình bày kết thúc, căn phòng nhanh chóng trở lại không khí giao lưu thân thiện.
Người trẻ tuổi khởi nghiệp?
Nhìn lướt qua căn phòng, George Wright thở dài nói: “Hầu hết những nhà đầu tư mạo hiểm của khu vực này trên thế giới chỉ tìm kiếm những phi vụ kinh doanh đáng giá bạc triệu.” Anh là người sáng lập 31 tuổi của công ty phát triển phần mềm nhận diện giọng nói Vochlea Music, người đang tìm kiếm khoảng 200 ngàn bảng Anh cho lần góp vốn thứ 2 của công ty. “Các mạnh thường quân may ra có hi vọng hơn – nhớ nói tôi biết nếu anh tìm thấy ai nhé.” _ Gerge nhấn mạnh.
“Có quá nhiều áp lực buộc chúng tôi phải phát triển thật nhanh chóng. Nhưng doanh nhân khởi nghiệp thường không muốn phát triển quá nhanh và quá nhiều, nếu không sẽ dễ xảy ra vấn đề.” Richard Elmer, người đồng sáng lập công ty Sipple chi biết. Anh chính là người đưa ra ý tưởng xây các trạm tiếp thêm nước uống trong chai miễn phí, khách hàng chỉ cần trả thêm 30 – 50 cents để mua các miếng lọc nước thông thường hoặc miếng lọc nước có tia cực tím. Các trạm tiếp nước cũng đồng thời có bán các chai đựng nước có nhãn hiệu Chilly, trong trường hợp khách quên không mang chai. Công ty đã gọi được số vốn là 120 ngàn bảng Anh, và cần thêm 75 ngàn bảng Anh nữa để chạy dự án đến hết tháng 2. Ngoại trừ những người thuộc team giới thiệu phương pháp chữa ung thư, thì Elmer có lẽ là người lớn tuổi nhất trong bữa tiệc. Anh đã bước qua tuổi 44, với nhiều năm làm việc trong thị trường. Theo Elmer thì tuổi tác cũng là một loại lợi thế, bởi vì khi trẻ tuổi thì có thể bạn dễ dàng ngồi trong phòng ngủ và thiết kế những dịch vụ từ những server có sẵn, nhưng chỉ khi có nhiều năm kinh nghiệm thì người ta mới dám làm việc với những dự án yêu cầu có liên quan đến việc lắp đặt cơ sở vật chất. Ở tuổi này, anh thấy mình dễ dàng ngồi xuống đàm luận cùng những nhà đầu tư trên 50 tuổi hơn lớp trẻ.
Vậy đâu là hình mẫu thời hiện đại cho doanh nhân? Hình ảnh về một người trung niên điều hành một công ty nhỏ, phát triển từ tốn nhưng bền bỉ trông có vẻ khác vẻ trẻ trung với áo hoodies của dân công nghệ tại thung lũng Silicon. Tuy nhiên, đó lại là hình tượng gần giống nhất với những thống kê thật về chủ doanh nghiệp nhỏ trên toàn thế giới.
Ví dụ như ở Mỹ, chủ doanh nghiệp thường rơi vào độ tuổi 42 (dựa trên báo cáo của tạp chí Harvard Business Review). Chủ doanh nghiệp ở độ tuổi 45 thường điều hành các công ty có quy mô nhân viên lớn hơn. Số tuổi này ở Anh là 47, ở Thụy Điển là 39, ở Úc là 43, và ở Nhật là trên 45. Bạn có thể hình dung rồi đấy. Và có lẽ cũng không quá ngạc nhiên nếu bạn nghe đến việc hình tượng mẫu này thường là đàn ông, da trắng, học thức cao (cũng có thể do những thống kê này chủ yếu ược lấy từ những nước Phương Tây.
Mặc dù những yếu tố này đang dần thay đổi để thích nghi hơn với một xã hội đa tầng đa văn hoá, nhưng tuổi tác lại có vẻ không có nhiều thay đổi. Cô Wendy Mayhew, năm nay 68 tuổi, chủ của nhiều doanh gnhieejp start-up, đồng thời cxung là một người huấn luyện và một diễn giả. Từ nưm 2016, cô Wendy đã bắt đầu điều hành tổ chức Wise – Doanh Nhân cao tuổi. Đây là tổ chức nhằm giúp cho những người cao tuổi thế hệ của cô Wendy có thể nhận được những sự hỗ trợ cần thiết khi khởi nghiệp. (Wise là viết tắt của wisdom, initiative, skills, experience – trí tuệ, sáng kiến, kỹ năng, kinh nghiệm). Cô còn ság lập một lễ trao giải tên gọi 50 Over 50. “Năm 2014, tôi nhận được lời mời viết một bài báo giúp tìm vốn cho những người cao niên bắt đầu khởi nghiệp, nhưng rồi khi đi tìm hiểu, tôi nhận ra chúng ta hầu như chỉ chú ý đến những người khởi nghiệp trẻ tuổi mà bỏ qua những người như thế hệ chúng tôi. Đây là nhóm có tỉ lệ phát triển kinh doanh nhanh vượt bậc, nhưng lại chưa được chú ý nhiều.
Tuổi nào để bắt đầu?
Và Wendy không hề nói sai. Khi con người ngày càng khoẻ mạnh và sống lâu hơn, thì càng có thêm nhiều người khởi ngiệp ở tuổi cao hơn. Ở Mỹ, con số người khởi nghiệp từ tuổi 45 đến 64 chiếm đến 38% từ những năm 1996. Còn vào năm 2016, tức là khoảng 20 năm sau, thì con số này đã luỹ tiến lên đến hơn 52%. Vf dù rằng gần đây các số liệu cho thấy người khởi ngiệp ở lứa tuổi 20 đến 34 giảm nhanh, thì con số này ở người cao niên lại càng tăng lên Ở châu Âu, con số người khởi nghiệp trên mức tuổi 35 đã tăng lên từ 43.5% đến 50.5% chỉ trong năm 2015-2016, với nhóm nhỏ người khởi nghiệp trên 55 tuổi tăng gấp đôi. Người khởi nghiệp cao tuổi đang dần trở thành một hiện tượng của xã hội, dù rằng người ta vẫn chưa chịu thừa nhận điều này.
Ngày nay số lượng entrepreneur trở nên nhiều đáng kể. Phải nói rằng con người vốn là một chủng loại có máu “kinh doanh”. Bởi vì nếu bạn nghĩ lại thì từ thời xa xưa chúng ta đã có những thương nhân trên con đường Tơ Lụa buôn bán từ gia vị Ấn Độ đến những mặc hàng khác. Với nhiều người thì khởi ngiệp không chỉ để tìm kiếm tiền và nguồn tài trợ, mà còn để tìm kiếm sự phát triển và vị trí trong xã hội, ví dụ như những người làm freelancer.
Tuy vậy, về mặt vị tri xã hội, thì cho tới những năm 1970, người ta vẫn còn xem việc khởi nghiệp là một nghề “không chính thống” _ theo Marc Ventresca, nhà kinh tế học thuộc Đại học Oxford’s – Saïd Business School. “Còn thời bây giờ, nếu bạn hỏi một đứa trẻ 12 tuổi sống ở Silicon Valley, thì có lẽ nghề nghiệp mơ ước của nó là nghề entrepreneur, chứ không phải là lính cứu hoả hay bác sĩ nữa rồi. Quả là một sựu thay đổi lớn về xã hội học.” Và mọi thứ vẫn đang tiếp tục guồng quay. Ngày nay, khởi nghiệp không chỉ là một vài việc buôn bán nhỏ lẻ nữa, mà là những sáng tạo thay đổi cuộc sống, giải quyết những nhu cầu của cuộc sống.
Nếu bạn đến Li Băng, bạn sẽ tìm được kha khá những khách sạn và nhà khách theo phong cách Ottoman được phục dựng để phục vụ khách du lịch. Có nhiều trang web nhỏ lẻ để đặt phòng, nhưng điểm chung là chúng đều được quản lý bởi L’Hôte Libanais. Anh Orphée Haddad, người sáng lập công ty vào năm 2003 có một mục tiêu là giúp khách du lịch tiếp cận được với cuộc sống và văn hoá của người Li-băng khi đến du lịch. “Mỗi bữa ăn, mỗi căn phòng, thậm chí mỗi vật dụng đều mang một phần câu chuyện của người Li-băng. Chúng tôi cố gắng giới thiệu đến du khách những điểm đến ít người biết hơn để họ có cơ hội khám phá cả đất nước.”
Haddad không chỉ thành công trong việc tạo ra công việc cho những người ở vùng thôn quê, mà anh còn đang thay đổi cách thức người ta du lịch và tiếp cận văn hoá Li-băng: việc du lịch “bản địa hoá” đã có thể trogn tầm tay.
Nicola Steuer – giám đốc điều hành trường kinh doanh London’s School for Social Entrepreneurs cho biết, hiện nay người ta không chỉ khởi nghiệp để kiếm tiền nữa, mà họ còn có nhu cầu phải làm được những thứ có ý nghĩa cao. Hệ thống mạng lưới của trường đang giúp cho hơn 1000 học viên tại Anh và các nuóc khác, trong đó có 200 doanh nghiệp đã thành công khánh thành trong 12 tháng qua.
Việc khởi nghiệp giúp cho các doanh nhân có được thêm sự tự do, thoát khỏi ràng buộc của thế giới đầy quy tắc nơi công sở. Nếu ngay tại lúc này, bạn có thể tự tạo ra số phận của riêng mình, con đường của riêng mình muốn đi, thì tại sao lại không? Ba năm trước, Jan Garde nằm trong bệnh viện, ngó trân trân lên trần nhà, và rồi tự hỏi liệu công việc giám đốc điều hành mà anh đang làm tại Deutsche Telekom có làm anh hạnh phúc hay không. Để rồi giờ đây, anh đang chạy vốn vòng đầu cho công ty The Embassies, một công ty có trụ sở tại Zurich nhắm đến thị trường cung cấp dịch vụ chia sẻ nhà ở cao cấp cho những người lớn tuổi. (Tiết lộ là Monocle có góp vốn cổ phần trong công ty này). Anh hi vọng mình xây dựng được một doanh nghiệp có ý nghĩa. Dự án đến với anh khi anh nhìn thấy căn nhà của ông bà mình dần xuống cấp vì không có ai giúp đỡ bảo trì. “Khi bạn già đi không có nghĩa là bạn không có những yêu cầu trong cuộc sống, và cần phải có ai đó giúp giải quyết vấn đề này.”
Tiền không còn là động lực duy nhất với giới khởi nghiệp nữa. “Khi bạn mở một doanh nghiệp, bạn cần có cảm giác sâu đậm với nó.” _ Nidhi Kapur – chủ công ty cung ứng đồ trang trí nội thất từ xưởng đến thẳng tay người dùng tên gọi Maiden Home cho biết.
Mặc dù vậy, việc bạn nung nấu ý nghĩa to lớn thế nào cũng không quan trọng bằng việc môi trường sống của bạn có khả năng tạo điều kiện đến mức nào. Trong một báo cáo gần đây của Global Entrepreneurship Monitor, số lượng công ty khởi nghiệp tại các nước châu Phi rất cao. Nhưng những quốc gia lí tưởng nhất cho việc khởi nghiệp thành công là Mỹ, Thuỵ Điển, Canada, Anh và Úc. Có 2 nguyên nhân chính để đánh giá môi trường: thứ nhất là liệu quốc gia có cho phép tự do kinh doanh, và liệu người dân có đủ thông minh không?
Trong khi thị phần khởi nghiệp của toàn thế giới đang ở ngưỡng 50%, thì tại Anh con số này đã lên tới 80%, còn ở Ai Cập thì chỉ chưa tới 40%. Vậy còn những quốc gia có chỉ số lí tưởng cho việc khởi nghiệp thấp thì sao? Theo các chuyên gia, thì người dân tại đây nên hạn chế việc khởi nghiệp, tập trung làm việc trong các nhà máy, tăng khả năng cung cấp giáo dục và tăng cường hệ thống luật bảo vệ tài sản trước.
Khởi nghiệp thời hiện đại không còn như trước nữa. Giờ đây các doanh nhân không còn nuôi mơ ước dự án triệu đô. Thay vào đó, họ nhắm đến những công ty nhỏ, vừa tầm, và dễ đầu tư. Doanh nhân giờ đây không còn mang một ý nghĩa “đao to búa lớn” như đã từng có nữa.