Trước kia, khi nói đến sữa, chúng ta chỉ nghĩ đến sữa bò, hoặc xa hơn thì sữa trâu, sữa dê, sữa ngựa. Nhưng nhìn chung, hầu hết cũng là sữa động vật. Giờ đây nếu ra ngoài siêu thị đi chợ, hẳn bạn có thể nhận thấy sự có mặt của khá nhiều loại sữa mà không phải là “sữa”. Đó là các loại sữa có nguồn gốc thực vật như sữa bắp, sữa hạnh nhân, hay sữa dừa. Chúng giúp cho cuộc sống của con người ngày càng dễ dàng hơn rất nhiều.
Sữa đậu nành
Nếu nói đến sữa từ các loại hạt, thì sữa đậu nành chắc chắn được chúng ta nhớ đến đầu tiên. Sưa đậu nành là món uống quen thuộc với hầu hết người Viêt Nam. Chung nhóm với sữa đậu nành có thể kể đến sữa đậu đỏ, sữa đậu phộng.
Sữa đậu nành thường có vị béo bùi, hơi có độ ngọt tự nhiên. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, sữa đậu nành có kết cấu gần với sữa bò nhất trong các loại sữa hạt. Khi mà các nghiên cứ về sữa bò có tác dụng tiêu cực đến sức khoẻ con người còn chưa được kết luận, thì đã có khá nhiều người bắt đầu chọn sữa đậu nành để thay thế.
Bạn có thể hoàn toàn thay thế sữa đậu nành cho sữa bò trong cà phê, ngũ cốc ăn sáng, hay các công thức nấu ăn có dùng sữa. Sữa đậu nành có độ sôi ổn định, và hương vị không quá nồng gắt nếu so với các loại hạt khác. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng đậu nành có gây ra dị ứng với một số người bị rối loại hormone hoặc bệnh về tuyến giáp.
Sữa hạnh nhân
Ngoài đậu ra, chúng ta còn có thể lấy sữa từ hạt hanh nhân. Lướt qua các trang mạng xã hội, không khó nhận ra almond milk (Sữa hạnh nhân) đang là món uống giữ da đẹp dáng của khá nhiều người nổi tiếng. Sữa hạnh nhân nổi tiếng với độ béo ít, thích hợp cho người giảm cân. Thâm chí chất béo trong sữa hạnh nhân còn là loại chất béo chưa bão hoà, có lợi cho tim mạch giống với dầu olive hay mỡ cá hồi.
Sữa hanh nhân giàu vitamin E nên cũng cực lợi cho việc chăm sóc da dẻ từ bên trong. Ngoài ra, sữa hạnh nhân còn giúp cơ thể cản bớt các tác động của phóng xạ lên cơ thể. Nếu bạn bị phơi nhiễm kha khá radiation vì ngồi máy tính hay điện thoại nhiều, sữa hạnh nhân có lẽ là thứ không thể bỏ qua.
Khi nấu ăn, sữa hạnh nhân sẽ có vị ngọt hơn những sữa hạt khác, nên bạn cần lưu ý nhé. Sữa hạnh nhân không bổ bằng hạnh nhân nguyên hạt, nhưng nếu bạn tìm kiếm sữa thực vật thay thế, thì sữa hạnh nhân không thể bỏ qua.
Một số biến thể của sữa hạnh nhân là sữa hạt óc chó, sữa hạt điều.
Sữa gạo
Người Châu Á có một lịch sử ẩm thực lâu đời với gao. Chúng ta thường hay thấy người lớn chăm sóc người ốm uống nước cơm, một dạng gần giống với sữa gạo. Sữa gạo thường làm từ gạo ranh xay nhuyễn và nước.
Sữa gạo có vị cực kỳ nhẹ nhàng, chất lỏng hơn so với đa số các loại sữa hạt khác. Bạn có thể dùng sữa gạo thay thế trong coffee hay ngữ cốc. Tuy nhiên sữa gạo không phải là loại biến thể được đánh giá cao trong danh sách sữa hạt.
Phải kể đến nhất là bởi vì sữa gạo có lượng đường và lượng carbohydrat cực kỳ cao, nhưng lại không cung cấp quá nhiều calories. Sữa gạo cũng không phải nguồn bổ sung canxi và vitamin D tự nhiên như sữa đậu nành hay hạnh nhân. Ngoài vitamin B là loại bổ sung chủ yếu, sữa gạo chỉ có thể thay thế cho những loại sữa khác khi bạn dị ứng lactose (có trong sữa bò), Gluten hay các loại đậu.
Điểm cộng là sữa gạo có hương vị ngon khó sánh kịp. Một bát sữa gạo thơm mùi gạo rang và ít bột quế được ướp lạnh có lẽ dễ dàng đánh bay cả mùa hè ấy nhỉ?
Sữa dừa
Một cốc sữa dừa béo ngậy thơm đậm đủ khiến chúng ta sôi bụng rồi nhỉ. Sữa dừa, hay gọi chính xác hơn là nước cốt dừa, vẫn luôn là nguyên liệu quen thuộc của người châu Á. Chúng ta dùng sữa dừa để nấu cả món mặn và ngọt, mà chỉ riêng thức ăn đường phố của người Việt cũng đủ làm thành một quyển sách rồi.
Những năm gần đây, người ta thay đổi cách chế biến và độ cô đặc của nước cốt dừa để biến sữa dừa trở thành món uống nằm trên kệ các siêu thị. Với vị béo đến từ chất béo không bão hoà và hương vị nhiệt đới, sữa dừa thích hợp cho các món ăn từ mặn tới ngọt, Âu tới Á.
Tuy nhiên có một điểm trừ là loại sữa này quá giàu protein, nên nếu bạn cần giảm cân thì nhớ loại sữa dừa ra khỏi menu nhé.
Sữa yến mạch
Cháo yến mạch thì nghe quen tai đấy, nhưng sữa yến mạch thì là cái gì? À thì vẫn là cùng một công thức thôi, nhưng sữa yến mạch sẽ được làm bằng yến mạch xây nhuyễn hơn, được ngâm qua đêm. Tương tự như cháo yến mạch, sữa yến mạch có hương thơm nhẹ nhàng của ngũ cốc, vị ngọt, bùi, cực kỳ thích hợp để nấu các món ăn cho người lớn tuổi, trẻ em, hoặc thậm chí là để pha chế các loại nước uống.
Sữa yến mạch là nguồn cung cấp tự nhiên và dồi dào chất sắt, chất xơ, và nhiều loại vi khoáng khác nhau. Sữa yến mạch cũng rất giàu canxi, thậm chí là còn cao hơn so với sữa bò. Mặc dù có nhiều người dị ứng với thành phần yến mạch, đa phần người châu Á chúng ta không mang gene này. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé.
Tuy vậy có điểm trừ là sữa yến mạch được làm từ một loại ngũ cốc, nên chúng ko thể có mặt trên bàn ăn của những bạn nào theo đuổi chế độ ăn kiêng Keto hoặc Paleo. Nếu bạn thực hiện Keto theo dạng chu kỳ, thì sữa yến mạch có thể “góp vui” trong những ngày xả hơi đó.
Sữa hạt hemp
Hemp là một lại hạt còn khá mới trên thị trường thực phẩm thế giới. Tại Việt Nam, số lượng siêu thị có bán hạt hemp chỉ có đếm trên đầu ngón tay. Bạn có thể thử tìm mua hạt hemp ở các siêu thị nhập khẩu.
Khó tìm vậy nhưng nếu bạn nhìn qua thành phần dinh dưỡng của hạt hemp, thì có lẽ bạn cũng cảm thấy xứng đáng. Hạt hemp thuộc họ cây gai dầu. Nó có chứa Omega-3 và omega-6, Gamma Linolenic Acid (GLA), các chất chống oxi hóa, axit amin, chất xơ, sắt, kẽm, carotene, các phospholipid, phytosterols, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin D, vitamin E, chlorophyll, canxi, magie, sulfur, đồng, kali, phốt-pho và các enzyme.
Vị của sữa hạt hemp hoàn toàn khác biệt với các loại sữa hạt. Nó hơi có mùi thơm cỏ non, nồng hơn, và bùi hơn. Vì thế nếu chưa từng uống, bạn chỉ nên làm thử một chút thôi nhé. Bù lại, sữa hạt hemp có độ sôi ổn định như sữa đậu nành, và hương vị của nó lại cực ngon khi kết hợp cùng các món ăn dù mặn hay ngọt.
Sữa từ hạt Quinoa
Hạt Quinoa không phải loại hạt truyền thống của người châu Á, nên người Việt ít biết đến. Tuy nhiên, tại các nước phương Tay thì hạt Quinoa lại là loại ngũ cốc thay thế nhiều nhất cho gạo và lúa mì. Quinoa có chất xơ dồi dào, dinh dưỡng cực kỳ cao, nhưng ít đường, ít béo. Vì thế mà nó khá thích hợp cho người mắc bệnh đái tháo đường, người ăn kiêng. Đặc biệt là người theo chế độ Keto cũng có thể ăn Quinoa, vì nó giàu protein và rất ít đường bột.
Sữa hạt Quinoa được mô tả là thơm tương tự sữa gạo, nhưng có độ lỏng và thanh ngọt hơn. Sữa Quinoa có thể dùng để ăn với Cereal, trái cây, hay là sinh tố cũng đều ngon.
Đây chỉ là bảng tóm tắt nhỏ những loại sữa hạt phổ biến nhất. bạn có thể tự sáng tạo thêm với những loại hạt phổ biến nơi bạn sống nhé. Chúc các bạn có một menu khoẻ mạnh.