Hình ảnh: Fake Abstract (On J. K. Stieler) – Lino Lago
[Trích tạp chí Kinfolk 33]Làm sao để thốt ra lời chia tay dễ dàng?
Chẳng mấy ai là “fan” của chuyện nói lời chia tay. Ngay cả các bác sĩ đối mặt với sự chia ly hằng ngày, cũng phải đấu tranh với lời cuối. Trong cuốn hồi ký Do No Harm, nhà thần kinh học Henry Marsh thừa nhận bà sợ phải nói Good-bye. Vì thế nên bà luôn thay bằng câu “Good-luck” tới những bệnh nhân mắc bệnh nan y.
Chia tay là một phần của cuộc sống
Có hẳn một trang web chủ đề “How to say a goodbye” – “Làm sao để nói lời giã biệt?”. Một trong những lời khuyên trang web này đưa ra là hãy lên kế hoạch về một thời điểm thích hợp để đề cập đến việc ra đi.
Đi kèm với những lời khuyên là những hình vẽ hoạt hình minh hoạ với biểu cảm khá “mặn mòi”. Có nhân vật “nài nỉ” bạn hãy ôn lại những khoảng thời gian tốt đẹp khi còn bên nhau. Cũng có nhân vật khác thì khuyên nên để lời chia tay diễn ra “ngắn gọn và hàm súc”.
Lời giã biệt luôn đầy đau khổ và gây hoang mang. Sự trống vắng, dù là bắt buộc, cũng gây ra nhiều “tội lỗi”. Thế nhưng, đó là một phần của cuộc sống. Như cô Susan trong Susan Sontag’s Unguided Tour (1979) nói: “Đó là lí do vì sao tôi ra đi. Dù đi đến nơi nào, thì đến cuối cùng cũng là để nói lời giã biệt”. Đúng vậy, không có bữa tiệc nào không tàn.
Chia tay để tiến lên phiá trước
Một cái cúi chào, một cái vẫy tay, một tài khoản bị block. Có muôn vàn cách để nói lời chia tay. Có những cuộc chia ly đau đớn hơn: khi người yêu ra đi, hoặc mất người thân. Số khác nhẹ nhàng hơn: chia tay đồng nghiệp, bạn học, dọn nhà đi thành phố khác hoặckhu vực khác. Bạn không thể tiến lên phía trước nếu không nói lời tạm biệt với cái cũ. Dù là trong văn hoá quần chúng (pop-culture) hay văn hoá tinh chuyên (high-culture). Dù là “nỗi đau ngọt ngào” của Shakespeare, hay “lời từ biệt cho tất cả” của Joan Didion.
Vậy khi nào lời giã biệt chỉ là để giã biệt? Còn khi nào thì nó mang ý nghĩa gợi ý, dẫn dắt, ẩn dụ hay thậm chí thẳng thắng đề cập về cái chết? Trong một bài báo xuất bản năm 2019 trên The New-York Times về hiện tượng hồn ma, tác giả có đề cập đến nghiên cứu của ông về niềm tin vào linh hồn ảnh hưởng đến cảm xúc của những người trải qua những cuộc chia ly mà chưa kịp nói lời tạm biệt. Rõ ràng là nếu bạn đột ngột chia tay mà không có lấy một lời nói nào thì khá là “thiếu trách nhiệm”. Vì thế mà linh hồn được xem như một dạng niềm tin giúp xoa dịu nỗi đau chia ly tốt hơn.
Và vì ngôn ngữ vốn dĩ thay đổi theo cảm xúc của con người, nên lời chia tay giờ đây cũng đã được chỉnh sửa lại cho hợp hoàn cảnh hơn. Theo thống kê, 80% người Nhật trong độ tuổi từ 20-30 không sử dụng từ “sayonara” nữa. Họ cho là từ này quá buồn, và khiến chúng ta có cảm giác như phải xa lìa mãi mãi.
Tạm biệt và vĩnh biệt
Trong khi tiếng Anh nói Good-bye, chỉ mang hàm nghĩa một lời tạm biệt tốt đẹp, thì trong những ngôn ngữ khác, lời nói giã biệt có nhiều hàm nghĩa hơn. Tiếng việt có “tạm biệt” và “vĩnh biệt”. Tạm biệt để nói khi chúng ta còn mong muốn và cơ hội gặp lại. Vĩnh biệt thì rất ít được dùng, nhưng mang một ý nghĩa cắt đứt mạnh mẽ và dứt khoát hơn, hoặc khi chúng ta phải chấp nhận rằng, việc gặp lại là không thể có.
Tính ra, người Việt cũng thật nhìn xa trông rộng. Bởi vì thời buổi thế giới phẳng này, chúng ta ngày càng “khó” không gặp lại nhau. Người yêu cũ, kẻ thù cũ, cứ thế mà nhảy ra nhảy vào cuộc đời chúng ta như những kẻ-xấu-sống-dai trong những bộ phim truyền hình dài tập. Trên đường, trong quán, hay thậm chí là trong chuyện kể của ai đó mới quen, bạn cũng dễ dàng “gặp” được người cũ.
Thậm chí lời vĩnh biệt giờ đây cũng chẳng mang ý nghĩa dứt khoát như đã từng có. “All My Exes Live in Texts” – “Người cũ sống trong những dòng nhắn tin” là tiêu đề một bài viết khá nổi cách đây vài năm. Đúng vậy, dù là ai đi nữa thì những kỉ niệm hay thậm chí cập nhật về họ chỉ cách bạn vào cái nhấn bàn phím.
Chẳng có lời giã biệt nào mãi mãi
Có đôi lúc, chúng ta thường hay giữ kết bạn trên mạng xã hội với những người đã khuất. Bởi vì dường như khi làm vậy,chúng ta có thể được xoa dịu phần nào nỗi đau. Con người thường không giỏi nói lời chia ly. Và bây giờ, với thời đại 4.0, chúng ta có thể chính thức chạy trốn khỏi việc “chia ly”. Cứ giả vờ rằng chúng ta vẫn còn đang có nhau trong đời. Roland Barthes viết trong cuốn A Lover’s Discourse, với những người yêu bị chia lìa, nhữung người yêu bị ruồng bỏ, giờ đây sẽ luôn hiện hữu.
“You have gone (which I lament), you are here (since I’m addressing you).”
Lời giã biệt chỉ là một sự lừa dối mà thôi. Nếu bạn đợi chờ đủ lâu, mọi thứ rồi sẽ quay trở lại, dù là trong những hình trạng khác.