ST. MORITZ
Khi chiếc máy bay nghiêng dần hạ độ cao, bóng mặt trời đổ vàng trên những trang sách tôi đang đọc. Tôi ngước nhìn lên và chợt nhìn thấy phía xa những cụm hơi nước đang lan trong không gian là những thị trấn rìa núi đang ẩn mình. Dòng suối của thị trấn đổ xuống sủi bọt trắng toát, một thứ màu trắng tinh khiết và không nhuốm bụi trần. Những cột hơi nước đâm thẳng lên bầu trời, như đang xé toạt bầu trời xanh.
Phải mất một giờ bay rồi thêm ba giờ đi tàu từ trung tâm thành phố Zurich để đến được nơi này. Nhưng St. Moritz là một chốn dừng chân đáng giá. Khi bỏ lại Zurich hào nhoáng phía sau, những tháp chuông thị trấn miền cao nguyên hiện ra, ngọn núi với những dãy rừng cây và những mặt hồ lấp lánh trải đầy đá xanh, cùng với những cụm cây linh sam vươn mình. Những hình ảnh ám thị đến mức giờ cứ nhắm mắt là những đỉnh cây tùng cứ hiện lên trong não tôi.
St. Moritz là khu nghỉ dưỡng cao cấp nằm khuất trong thung lũng Engadin của Thuỵ Điển, một quốc gia vốn quá nổi danh cho những địa điểm nghỉ dưỡng. Nơi đây từng đăng cai hai lần cho Thế vận hội thể thao mùa đông. St. Moritz tràn đầy không khí miền cao nguyên. Mỗi gam màu nơi đây đều vô cùng đậm nét. Cỏ không phải màu lục, mà có màu xanh tới mức phát sáng. Bầu trời chẳng phải màu thiên thanh, mà là gam màu xanh đậm của những đại dương.
Nơi nghỉ dưỡng của quý tộc châu Âu và tầng lớp giàu có:
Toạ lạc ở trung tâm của quan cảnh hùng vĩ này là Cung điện Badrutt. Được xây dựng vào năm 1896 theo phong cách Neo-Gothic, bởi Johannes và Caspar Badrutt, toà lâu đài hoà cùng cảnh quang hùng vĩ của cảnh vật xung quanh. Cả toà nhà bao gồm nhà hàng, spa và 157 căn phòng đều ốp gỗ, trần cao và cửa sổ lớn nhìn ra được cảnh quan của dãy núi Piz Rosatsch và Hồ St. Moritz.
Evelyne Lüthi-Graf, người quản lý lưu trữ thông tin của lâu đài tiết lộ rằng Badrutt là nơi chốn ưa thích của những người thuộc tầng lớp quý tộc trong nhiều thế kỷ. Họ đến đây tỏ chức tiệc tùng và những sự kiện thể thao. Kho lưu trữ của lâu đài có những bức ảnh chụp, đồ trang sức, quần áo xa hoa, tranh vẽ và rất nhiều đồ nội thất cổ xưa đang chờ được bảo trì. Tôi còn nhìn thấy một bức ảnh người phục vụ trượt băng qua phía mặt hồ St Motitz đóng băng, trên tay là một hay sâm panh đầy. Ngày hôm sau khi đang bơi trong hồ bơi của kahsch sạn, tôi còn được thấy người ta tổ chức hội đua thuyền trên mặt hồ St Moritz.
Không gian nghệ thuật trù phú
Ngay phía đối diện của lâu đài Badrutt là Gallery Hauser & Wirth. Giám đốc của phòng triển lãm Stefano Rabolli Pansera đã mời tôi tham dự buổi triễn lãm hiện tại của gallery mang tên Material Actions. Đây là buổi triễn lãm tập hợp những bức tranh từ các nữ hoạ sĩ đương đại có tầm ảnh hưởng nhất. Những chủ đề về niềm vui, nỗi đau, và tình cảm được hiện lên qua những màu sắc và những hình hài xoắn sít trong trong. Tôi đặc biệt chú ý đến tranh của hoạ sĩ nữ Maria Lassnig. Stefano giải thích rằng cô chỉ vẽ những gì cô cảm nhận được trong cơ thể, chứ không vẽ cảnh vật bên ngoài.
Rời phòng tranh đi tới một không gian riêng tư trên lầu, tôi và Stefano đã trò chuyện thêm về những dự án triển lãm sắp tới của gallery. Dự án tiếp theo là buổi triển lãm solo của hoạ sĩ Alexander Calder, dự kiến bắt đầu khi lâu đài Badrutt mở cửa đón khách muà đông.
Bảo Tàng Susch
Còn nếu bạn lái xe khoảng 40 phút, bạn sẽ đến đuợc Bảo Tàng Susch nằm nép mình giữa dòng sông Inn và ngọn núi Piz d’Arpiglias. Bảo tàng được xây dựng từ tàn tích một nhà máy bia cũ, một toàn tu viện, và một hang động núi đá tự nhiên. Thiết kế của nơi này chú trọng vào vẻ hiện đạ, sử dụng những tương phản ánh sáng và những bức tường núi đá tự nhiên, thay vì những bức tường thạch cao trắng thông thường.
Giám đốc điều hành và người sáng lập của Bảo Tàng là Grazyna Kulcho và Mareike Dittmer ưu tiên cho các tác phẩm cố định, như Cầu Thang Thép của Monika Sosnowska (2016-17) bắt qua mỏm đá cong dẫn lên trần nhà của toà nhà ba tầng. Hay như tác phẩm của Heidi Bucher mang tên Herrenzimmer (1977-79). Tác phẩm là sự kết hợp của hai công trình nghiên cứu của cha mẹ Bucher, được phủ cao su và xà cừ. Đáng tiếc, do cấu trúc tự nhiên và độ tinh tế cuả công trình, người ta ước tính nó chỉ có thể tồn tại khoảng 40 năm.