Cộng hưởng không gian – ghé thăm studio của nghệ sĩ Lee Ufan tại Paris

[Trích Cereal 18 – chủ đề Legacy]

Lee Ufan thức dậy vào đúng 8 giờ 30 phút mỗi sáng, đều đặn như trong 30 năm qua. Ông dành 30 phút đầu ngày để tập thể dục. Ông không giải thích chi tiết về những bài tập, nhưng có nói sơ cho tôi biết chúng là một bài kết hợp giữa thiền và khí công. Việc giữ hơi rất quan trọng trong việc vẽ tranh của ông Lee, thậm chí nó còn ví như một phần không thể thiếu, bên cạnh những khung tranh vải bố lớn, và những chiếc cọ khổng lồ mà ông dùng để đi những nét cọ chính xác điêu luyện.

Ông tồn và thận trọng, người nghệ sĩ giải thích rằng tranh của ông thoạt nhìn qua giống như “rất dễ vẽ và chẳng có gì đặc biệt, nhưng phải đến khi nhìn ngắm nó, bạn mới phát hiện ra những rung động bên trong từng nét cọ. Chính sự rung động này làm cho bức tranh trở nên sống động.” – ông tự hào nói về sự đặc biệt trong tác phẩm của mình.

Chúng tôi ngồi trong căn phòng nhỏ yên tĩnh nằm trong khoảng sân vắng ở quận 9 thủ đô Paris. Nơi đây là studio làm việc của ông Lee. Căn phòng gần như trống rỗng, chỉ có một vài chiếc ghế nhỏ và một chiếc bàn. Mấy khung canvas cỡ lớn xếp trong góc tường, quay mặt vào trong. Chúng cũng là thứ duy nhất có thể xem như đồ trang trí hiện hữu trong phòng. Ông Lee mặc chiếc áo sơ mi cũ màu đỏ thẫm, với chiếc quần thụng xanh dương và đôi vớ xám xỏ trong đôi giày lười. Bộ quần áo của ông là những màu sắc duy nhất nổi bật trong căn phòng này.

Để đón tiếp tôi, ông pha một bình trà xanh, cũng cùng loại mà ông uống mỗi ngày sau khi tập thể dục. Trà xanh giúp ông tăng cường sự tập trung, chuẩn bị cho buổi làm việc căng thẳng. Ông kể, việc vẽ tranh đòi hỏi phải đứng trong tư thế gập người thẳng góc với khung tranh nằm trên sàn nhà. Và nếu như là một kẻ tay ngang, bạn chỉ làm được trong 20-30 phút trong tư thế đó. Nhưng nhờ có sự tập luyện, người nghệ sĩ già vẫn duy trì sự dẻo dai của cơ thể, và có thể làm việc liên tục trong 2-3 tiếng.

Sự nghiêm khắc luôn làm chủ cuộc đời Lee Ufan. Sinh trưởng vào giữa thập niên 1930s trong một gia đình gốc Hàn Quốc có truyền thống giáo dục nghiêm khắc, ông và các anh chị em được dạy dỗ cần phải “khiêm tốn và kỉ luật, biết phân biệt rạch ròi giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc”. Vì thế mà “tôi đã sống như thế cả cuộc đời” – người nghệ sĩ già bộc bạch.

Sự gợi nhắc về thưở ấu thơ khiến ông Lee không mấy thoải mái. Ông lớn lên giữa thời kỳ chiến tranh Nam Bắc Hàn, và vì thế những ký ức tuổi thơ dường như đã bị xé vụn bởi dư âm cuộc chiến. Phải đến tuổi 20, ông Lee mới rời Hàn Quốc sang Nhật Bản để học triết học và văn học tại Đại học Nihon ở Tokyo. Đó cũng là lúc ông bắt đầu công việc của mình như một nghệ sĩ, với vốn kiến thức đã học về thư pháp và hội họa ở Seoul.

Ông tham gia vào một nhóm hoạ sĩ, có cả nghệ sĩ người Nhật Nobuo Sekine *. Họ tự gọi mình bằng tên もの派 Mono-ha – ‘The School of Things’  , và được ghi nhận như nhóm nghệ sĩ quốc tế đầu tiên của Nhật. Ban đầu, cái tên này của họ bị các nhà phê bình dùng để chê bai và nhận xét. Bởi vì nhóm nghệ sĩ này sử dụng phong cách vẽ tối giản (Nghệ thuật “nghèo”, phong cách tối thiểu), không có quá nhiều sáng tạo, mà chủ yếu tận dụng những thứ có sẵn. Về sau, nhóm cũng chấp nhận cái tên bị giới phê bình “gán” cho này. Còn với ông Lee, ông vẫn duy trì nguyên tắc của nhóm vẽ Mono-ha đến tận bây giờ. Tác phẩm của ông luôn nằm trên đường ranh giữa “sáng tạo và không sáng tạo”.

 

Nguyên tắc chủ đạo trong các tác phẩm của ông Lee và cộng hưởng cùng với không gian xung quanh. Có thể là những màu sắc, hay tảng đá, hay miếng sắt ông dùng để vẽ tranh. “Nhiều người vẽ những tác phẩm tách rời khỏi cảnh vật, nhưng với tôi, tác phẩm cần gắn liền với mọi thứ xung quanh nó.” – Ông Lee giải thích cho lí do vì sao tranh của ông luôn có được sự cộng hưởng từ những yếu tố xung quanh.

Trong buổi triển lãm tại Versailles vào năm 2014, ông thiết kế để các tác phẩm (nằm trong bộ sưu tập mang tên Relatum) treo dọc theo tường và phía đối diện của toà lâu đài, mang đến cảm giác độc đáo về những chuyển động thị giác. Còn tại bảo tàng nghệ thuật của nghệ sĩ Lee Ufan nằm ở đảo Naoshima, Nhật Bản, do chính thiết kế sư Tadao Ando sáng tạo, ông thậm chí còn vẽ trực tiếp lên các bức tường trong gallery để tăng tính tương tác và gắn kết.

 

Các bức vẽ đang cất tại xưởng của ông Lee là dành cho dự án mang tên Château La Coste. Đây sẽ là dự án thứ hai của Lee tại xưởng rượu và công viên kiến ​​trúc và nghệ thuật ở miền nam nước Pháp. “Tôi đã đến tận nơi, cảm nhận và nhìn ngắm mọi thứ xung quanh, trước khi bắt tay vào sáng tác. Vì thế, tôi muốn người thưởng tranh cũng đến tận nơi để “cảm” tác phẩm của mình. Không phải tôi cho là phần lý thuyết hay nguyên nhân là không cần thiết, nhưng với tôi thì tác phẩm phải được trải nghiệm.”

Đã bước sang thập kỷ thứ 5 gắn bó với nghệ thuật, ông Lee cũng có đôi chút yếu đi về sức khoẻ. Nhưng khuôn mặt chưa có nếp nhăn đã giấu kín cái tuổi 80 của ông. Là một người tin vào hạnh phúc (Ông đã đỏ mặt khi nói đến đây), và cảm thấy gắn kết với nghề, ông tâm sự cuộc đời mình luôn xoay quanh công việc. “Tôi luộn làm việc chăm chỉ, để rồi có những tác phẩm ra đời, và rồi có những buổi triễn lãm lớn. Khi đó, tôi hạnh phúc với kết quả. Nhưng ngay lập tức, tôi lại mong chờ thứ dự án tiếp theo ngay”.

*Nobuo Sekine là điêu khắc gia người Nhật Bản nổi tiếng ở Nhật và Mỹ. Ông là thành viên chủ chốt của nhóm Mono-ha. Cả ông và nghệ sĩ Lee Ufan đều là nòng cốt trong trường phái chủ nghĩa tối thiểu.